Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ năm 2019

Lưu Minh Châu1,, Nguyễn Xuân Thủy2
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ năm 2019.


Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 880 người bệnh và người nhà người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ năm 2019. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2019 đến tháng 12/2019.


Kết quả: Mức độ hài lòng chung của người bệnh về công tác khám chữa bệnh: rất hài lòng và hài lòng chiếm 97,04%, cụ thể:hài lòng về thời gian chờ đợi của người bệnh để được chăm sóc và điều trị (>90%); hài lòng của người bệnh đối với giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế (>98,8%); hài lòng của người bệnh về thủ tục hành chính (>96%); hài lòng về cung cấp thông tin cho người bệnh (>99,5%).


Kết luận: Hầu hết người bệnh hài lòng về về công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Thị Bích Ngọc (2011). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ thăm khám chữa bệnh tại một số khoa của Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2011, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
2. Phùng Văn Tân (2015), Khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú về công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây năm 2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
3. Nguyễn Đức Thành và cs (2006). Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh nội trú về chất lượng CSSK tại các Bệnh viện tỉnh Hòa Bình, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
4. Phạm Nhật Yên (2008). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa Khám, chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai năm 2008, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
5. Denis Doherty (2003), Measurement of Patient Satisfaction Guideline, available at http://www. dohc.ie/issues/healthstrategy/action48.pdf?direet=1, accessed by July 28th 2011.
6. Mary Catherine Beach (2005), Do patient treated with dignity report higher satisfaction, adherence, and receipt of preventive care?, available athttp://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/ PMC1466898/?tool=pubmed, accessed by July 28th 2011.
7. Margaret S. Westaway (2003), “Interpersonal and organizational dimensions of patient satisfaction: the moderaitn effeets of health status”, International Journal for Quality in Health Care 15(4), 337-344.