https://vjmap.vn/index.php/vjmap/issue/feed Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam 2024-09-27T05:11:25+00:00 Open Journal Systems <p>Tạp ch&iacute; Y Dược cổ truyền Việt Nam c&oacute; cơ quan chủ quản l&agrave; Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế.</p> <p>Đ&acirc;y l&agrave; tạp ch&iacute; khoa học y học uy t&iacute;n, Tạp ch&iacute; đ&atilde; được Hội đồng chức danh Gi&aacute;o sư Nh&agrave; nước đ&aacute;nh gi&aacute; cao. Tạp ch&iacute; c&oacute; M&atilde; số ISSN 2354&ndash; 1334.</p> <p>Tạp ch&iacute; Y Dược cổ truyền Việt Nam xuất bản 02 th&aacute;ng/kỳ (mỗi số 80 trang).</p> <p><strong>T&ocirc;n chỉ, mục đ&iacute;ch v&agrave; phạm vi của Tạp ch&iacute;:</strong></p> <p>- Th&ocirc;ng tin hoạt động, nghi&ecirc;n cứu khoa học Y Dược học cổ truyền của c&aacute;c Viện, Bệnh viện, c&aacute;c đơn vị nghi&ecirc;n cứu.</p> <p>-&nbsp;C&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu to&agrave;n văn về Y dược học cổ truyền hoặc kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.</p> <p>- C&aacute;c nghi&ecirc;n cứu về l&yacute; luận Y học cổ truyền</p> <p>- B&agrave;i dịch về c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu Y học cổ truyền (to&agrave;n văn, tr&iacute;ch đoạn, lược dịch).</p> <p>- C&ocirc;ng bố c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh khoa học thuộc lĩnh vực đ&agrave;o tạo, giảng dạy của Học viện Y-Dược học cổ truyền&nbsp; Việt Nam.</p> <p>-&nbsp;T&oacute;m tắt luận &aacute;n, s&aacute;ch mới, b&aacute;o c&aacute;o hội nghị về Y Dược học cổ truyền hoặc kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.</p> <p><strong>Đạo đức xuất bản</strong></p> <p>Tạp ch&iacute; Y dược cổ truyền Việt Nam cam kết tu&acirc;n thủ đạo đức xuất bản theo c&aacute;c quy định hiện h&agrave;nh, ph&ugrave; hợp với c&aacute;c hướng dẫn v&agrave; ti&ecirc;u chuẩn của <a href="https://publicationethics.org/guidance/Guidelines">the Committee on Publication Ethics (COPE)</a>, tu&acirc;n thủ c&aacute;c nguy&ecirc;n tắc của&nbsp;<a href="https://publicationethics.org/core-practices">COPE&rsquo;s Core Practices</a>,&nbsp;<a href="https://publicationethics.org/files/u2/Best_Practice.pdf">Best Practices Guidelines for Journal Editors</a>&nbsp;v&agrave;&nbsp;<a href="https://publicationethics.org/files/u7141/1999pdf13.pdf">Guidelines on Good Publication Practices</a>.</p> <p>Bản thảo b&agrave;i b&aacute;o chỉ được chấp nhận khi được t&aacute;c giả chịu tr&aacute;ch nhiệm ch&iacute;nh cam kết c&aacute;c nội dung sau: C&aacute;c nội dung của bản thảo chưa được đăng tải to&agrave;n bộ hoặc một phần ở c&aacute;c tạp ch&iacute; kh&aacute;c; Số liệu gốc v&agrave; kết quả ph&acirc;n t&iacute;ch trong b&agrave;i b&aacute;o n&agrave;y l&agrave; ho&agrave;n to&agrave;n trung thực; Tất cả c&aacute;c t&aacute;c giả đều c&oacute; đ&oacute;ng g&oacute;p một c&aacute;ch đ&aacute;ng kể v&agrave;o qu&aacute; tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu hoặc chuẩn bị bản thảo v&agrave; c&ugrave;ng chịu tr&aacute;ch nhiệm về c&aacute;c nội dung của bản thảo; Nghi&ecirc;n cứu được thực hiện sau khi th&ocirc;ng qua c&aacute;c kh&iacute;a cạnh đạo đức trong nghi&ecirc;n cứu y sinh học.</p> <p><strong>Ch&iacute;nh s&aacute;ch truy cập mở</strong></p> <p>Ch&iacute;nh s&aacute;ch truy cập mở được Tạp ch&iacute; Y dược cổ truyền Việt Nam &aacute;p dụng&nbsp; đối với c&aacute;c b&agrave;i b&aacute;o đ&atilde; xuất bản, nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận c&aacute;c kết quả nghi&ecirc;n cứu chất lượng cao v&agrave; tăng cường trao đổi kiến thức. Tạp ch&iacute; đăng tải trực tuyến (miễn ph&iacute;) to&agrave;n văn c&aacute;c b&agrave;i b&aacute;o được c&ocirc;ng bố tr&ecirc;n website của Tạp ch&iacute; (<a href="https://tapchi.ctump.edu.vn/">https://vjmap.vn</a>).</p> <p>--------------------------------------------------</p> <p>Địa chỉ T&ograve;a soạn: Số 2 Trần Ph&uacute;, H&agrave; Đ&ocirc;ng, H&agrave; Nội.</p> <p>Cơ quan chủ quản: Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế</p> <p>ĐT: (+84) 243 3824929</p> <p>Email: <a href="http://vjopm.vojs.vn/index.php/vjopm/management/settings/context/mailto:vjopm@vutm.edu.vn">vjmap@ms.vutm.edu.vn</a></p> <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; vjmap.vutm@gmail.com</p> https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/276 Nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày của cao chiết cây Trai hoa trần (Murdannia nudiflora (L.) Brenan) trên thực nghiệm 2024-09-26T08:34:36+00:00 Lê Hồng Dương Vũ Đức Lợi Vũ Thị Thúy Linh Nguyễn Thúc Thu Hương Nguyễn Thị Vân Anh <p><em><strong>Mục tiêu: </strong></em>Đánh giá tác dụng chống loét dạ dày của cao phân đoạn ethyl acetat cây Trai hoa trần (ký hiệu MNC2) trên thực nghiệm.</p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong> nghiên cứu</strong><strong>: </strong></em>MNC2 đạt tiêu chuẩn cơ sở. Nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày của mẫu MNC2 trên mô hình gây loét dạ dày bằng indomethacin.</p> <p><strong><em>Kết quả:</em> </strong>Nghiên cứu này cho thấy mẫu MNC2 có xu hướng làm giảm số lượng tổn thương so với lô mô hình, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p &gt; 0,05), nhưng làm giảm chỉ số loét so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được quan sát thấy ở lô uống liều cao (p &lt; 0,05).</p> <p><em><strong>Kết luận:</strong> </em>MNC2 có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trên mô hình gây loét dạ dày bằng indomethacin ở chuột cống trắng, với liều 360 mg cao/kg có tác dụng ức chế loét 25,25% so với lô mô hình. Tuy nhiên, liều này chưa thể hiện được tác dụng cải thiện mức độ một số tổn thương trên vi thể.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/277 Sàng lọc các hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam có tác dụng ức chế dipeptidyl peptidase IV định hướng phòng và điều trị đái tháo đường type II bằng phương pháp in silico 2024-09-26T08:48:57+00:00 Nguyễn Thị Vân Anh Phạm Thế Hải <p><strong><em>Mục tiêu:</em> </strong>Sàng lọc các hợp chất thiên nhiên từ cây thuốc Việt Nam có tác dụng ức chế dipeptidyl peptidase IV (DPP4) hướng điều trị đái tháo đường type 2 bằng mô hình in silico.</p> <p><strong><em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</em> </strong>Các hợp chất thiên nhiên từ dược liệu Việt Nam được sàng lọc tác dụng trên đích phân tử DPP4 bằng phương pháp docking phân tử, sử dụng phần mềm Autodock vina 1.2.0 và ICM pro-3.8. Đồng thời, phương pháp hóa tính toán được sử dụng để dự đoán các thông số dược động học và độc tính của các hợp chất tiềm năng.</p> <p><strong><em>Kết quả:</em> </strong>Nghiên cứu đã chỉ ra 11 hợp chất tiềm năng có tác dụng trên đích phân tử DPP4. Trong đó, có 4 hợp chất flavonoid có năng lượng liên kết mạnh nhất với đích tác dụng là eriodictyol (–23,31 kcal/mol), luteolin (–23,71 kcal/mol), cirsimaritin (–23,47 kcal/mol) và naringenin (–27,81 kcal/mol). Bốn chất này được dự đoán là có tính thấm và độ tan kém, thải trừ qua nước tiểu &gt; 70%, có khả năng ức chế CYP1A2, CYP3A4, CYP2C9 và không có độc tính.</p> <p><em><strong>Kết luận:</strong> </em>11 hợp chất thiên nhiên từ dược liệu Việt Nam đã được dự đoán là có tác dụng tốt nhất trên đích DPP4; trong đó, 4 hợp chất flavonoid (eriodictyol, luteolin, cirsimaritin, naringenin) là tiềm năng nhất. Các nghiên cứu thực nghiệm cần được tiến hành để nghiên cứu sâu hơn tác dụng ức chế DPP4 của các hợp chất này cũng như định hướng phát triển sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường trong tương lai.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/278 Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng lên nồng độ Interleukin-6 trong huyết thanh của viên hoàn cứng TLT-BCA trên thực nghiệm 2024-09-26T08:57:39+00:00 Nguyễn Duy Hoàn Phạm Bá Tuyến Nguyễn Trường Nam <p><em><strong>Mục tiêu</strong>:</em> Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng lên nồng độ Interleukin-6 trong huyết thanh của viên hoàn cứng TLT-BCA trên mô hình tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.</p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>:</em> Với độc tính cấp, chuột Swiss được uống viên hoàn cứng TLT-BCA với các liều khác nhau để xác định liều độc và LD<sub>50</sub> theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon. Với tác dụng lên Interleukin-6, mô hình tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ở 06 lô được gây bằng tiêm dưới da testosterone propionate (TP) liều 0,003g/kg/24h và 01 lô chứng sinh lý tiêm dầu thực vật trong 28 ngày liên tục; 04 lô lần lượt được uống viên hoàn cứng TLT-BCA (0,7g/kg/ngày và 2,1g/kg/ngày), Dutasteride (25µg/kg/24h) và Tamsulosin 80µg/kg/24h, lô sinh lý và bệnh lý uống nước muối sinh lý liên tục trong 28 ngày. Nồng độ Interleukin-6 huyết thanh và mô tuyến tiền liệt được đo lường và so sánh giữa các nhóm vào ngày thứ 29.</p> <p><em><strong>Kết quả</strong>:</em> Viên hoàn cứng TLT-BCA chưa biểu hiện độc tính cấp và LD<sub>50</sub> chưa được xác định với liều cao nhất là 30,0g/k/24h. Với liều 700mg/kg/24h và 2100mg/kg/24h, viên TLT-BCA làm giảm nồng độ Interleukin-6 trong huyết thanh và mô tuyến tiền liệt với p &lt; 0,01 và p &lt; 0,05.</p> <p><em><strong>Kết luận</strong>:</em> Viên hoàn cứng TLT-BCA chưa biểu hiện độc tính cấp và liều LD<sub>50</sub> không được xác định. Viên hoàn cứng TLT-BCA liều 700mg/kg/24h và 2100mg/kg/24h làm giảm nồng độ Interleukin-6 trong huyết thanh và mô tuyến tiền liệt của chuột.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/279 Đánh giá kết quả của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau dây thần kinh tọa 2024-09-27T04:19:11+00:00 Hoàng Minh Ngọc Nguyễn Tiến Chung Nguyễn Duy Đại Trần Thế Hiệp <p><em><strong>Mục tiêu:</strong> </em>Đánh giá kết quả của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại trong điều trị đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống.</p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> </em>Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu, so sánh trước sau điều trị có nhóm chứng; đối tượng là 60 người bệnh được chẩn đoán đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống. Nhóm nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống, điện châm, hồng ngoại và 30 bệnh nhân nhóm đối chứng sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt, điện châm, hồng ngoại.</p> <p><em><strong>Kết quả:</strong> </em>Mức độ đau, tầm vận động cột sống thắt lưng của cả 60 bệnh nhân được cải thiện theo thời gian, điểm đau VAS, hạn chế vận động cột sống thắt lưng ở thời điểm sau điều trị thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước điều trị (p&lt;0,05) và có xu hướng tốt hơn so với nhóm đối chứng.</p> <p><em><strong>Kết luận:</strong></em> Phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại có tác dụng giảm đau, cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng trong điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/280 Đánh giá tác dụng tăng lực của viên nang Linh lộc sơn trên thực nghiệm 2024-09-27T04:28:59+00:00 Chử Thị Ly Nguyễn Thị Kim Ngân Phạm Thị Vân Anh Chử Lương Huân Bùi Thị Lan Anh <p><em><strong>Mục tiêu:</strong></em> Đánh giá tác dụng tăng lực của viên nang Linh Lộc Sơn trên thực nghiệm.</p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong></em>Thử nghiệm trên động vật có nhóm đối chứng. 40 chuột nhắt trắng chủng Swiss được chia ngẫu nhiên thành 4 lô: lô 1 (chứng sinh học), lô 2 (chứng dương), lô 3,4 (uống Linh Lộc Sơn). Nghiên cứu tác dụng tăng lực của viên nang Linh Lộc Sơn trên chuột nhắt trắng theo đường uống trên mô hình chuột bơi, đo sức bám trên trục quay Rotarod và đo sức kéo của chuột trên máy đo sức kéo. Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022.</p> <p><strong><em>Kết quả: </em></strong>Viên nang Linh Lộc Sơn liều 6,91g/kg/ngày và 20,74g/kg/ngày làm kéo dài thời gian bám trên trục quay Rotarod, thời gian bơi và tăng sức kéo của chuột nhắt.</p> <p><strong><em>Kết luận:</em> </strong>Viên nang Linh Lộc Sơn có tác dụng tăng thể lực của chuột nhắt trắng trên thực nghiệm.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/281 Đánh giá kết quả điều trị rối loạn lipid máu của cao lỏng HTM tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh 2024-09-27T04:37:14+00:00 Lê Thúy Hạnh Đoàn Quang Huy Nguyễn Tiến Chung Trần Thị Thu Hương <p><em><strong>Mục tiêu:</strong> </em>Đánh giá tác dụng của cao lỏng HTM trên người bệnh rối loạn lipid máu và theo dõi tác dụng không mong muốn.</p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> </em>100 bệnh nhân rối loạn lipid máu chia 2 nhóm, nhóm nghiên cứu điều trị bằng cao lỏng HTM và nhóm đối chứng điều trị bằng atorvastatin 10mg, trong thời gian 30 ngày. Phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị, có đối chứng. Tiêu chí đánh giá hiệu quả lâm sàng trước và sau điều trị thông qua phân tích bảng đánh giá triệu chứng lâm sàng rối loạn chuyển hóa Lipid trong “Nguyên tắc chỉ đạo nghiên cứu lâm sàng thuốc Trung dược - Tân dược” của Bộ Y tế Trung Quốc năm 2002.</p> <p><em><strong>Kết quả:</strong></em> Cao lỏng HTM làm giảm 19,2% nồng độ TC, giảm 46,5% nồng độ TG, giảm 15,8% nồng độ LDL-C, làm tăng 5,9% nồng độ HDL-C so với trước điều trị. Xếp loại kết quả điều trị theo Y học cổ truyền: tốt là 48%, khá: 44%, 8% bệnh nhân xếp loại không hiệu quả. Cao lỏng HTM chưa biểu hiện tác dụng phụ trên lâm sàng.</p> <p><em><strong>Kết luận:</strong> </em>Cao lỏng HTM có tác dụng điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu (giảm các chỉ số TC, TG, LDL-C, tăng chỉ số HDL-C) và có tính an toàn trên lâm sàng.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/282 Đánh giá kết quả của thuốc đắp HV kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau dây thần kinh tọa 2024-09-27T04:44:54+00:00 Trần Thị Thu Hương Đoàn Quang Huy Nguyễn Tiến Chung Lê Thúy Hạnh <p><em><strong>Mục tiêu:</strong></em> Đánh giá tác dụng của thuốc đắp HV kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau thần kinh tọa.</p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong></em> Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng mở có đối&nbsp; chứng trên 80 bệnh nhân chia 2 nhóm, nhóm nghiên cứu điều trị bằng điện châm, chiếu đèn hồng ngoại, đắp thuốc HV và nhóm đối chứng điều trị bằng điện châm, chiếu đèn hồng ngoại trong thời gian 21 ngày.</p> <p><em><strong>Kết quả:</strong> </em>Mức độ đau, chỉ số Lasègue, độ giãn cột sống thắt lưng của 80 bệnh nhân đều được cải thiện theo thời gian. Mức độ đau giảm 74,2% theo thang điểm VAS, chỉ số Lasegue tăng 34%, độ giãn cột sống thắt lưng tăng 16,6%&nbsp; ở thời điểm sau điều trị có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p&lt;0,01). Nhóm nghiên cứu có xu hướng cải thiện triệu chứng lâm sàng tốt hơn với nhóm đối chứng với p&lt;0,05.</p> <p><em><strong>Kết luận:</strong> </em>Thuốc đắp HV kết hợp điện châm, chiếu đèn hồng ngoại có tác dụng điều trị hiệu quả đau dây thần kinh tọa.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/283 Đánh giá tác dụng của cao dán Ôn kinh phương trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống 2024-09-27T04:51:38+00:00 Lương Công Nam Nguyễn Tiến Chung Phạm Thị Bích Phượng <p><em><strong>Mục tiêu:</strong></em> Đánh giá kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm.</p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong> nghiên cứu</strong><strong>:</strong></em> Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu, so sánh trước sau có nhóm chứng được tiến hành trên 76 người bệnh đau thắt lưng. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh. Thời gian từ tháng 05/2023 đến tháng 12/2023.</p> <p><em><strong>Kết quả:</strong> </em>Sử dụng cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm trong 21 ngày làm giảm 79,07% điểm đau theo thang điểm VAS, tăng 54,3 % chỉ số Schöber, tăng 73,7% chức năng cột sống theo ODI so với thời điểm D0; kết quả điều trị chung đạt tốt là 71,1%, khá là 13,2%, trung bình là 15,7%.</p> <p><em><strong>Kết luận: </strong></em>Cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm có tác dụng giảm đau, tăng tầm vận động, cải thiện chức năng cột sống.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/284 Định lượng alcaloid toàn phần và đánh giá tác dụng ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW 264.7 của loài thạch cân thảo (Pilea boniana Gagnep.) thu hái tại Cao Bằng 2024-09-27T04:55:52+00:00 Lương Thị Lan Trần Thị Thu Hiền Lê Thị Kim Vân Nguyễn Duy Thuần <p><strong><em>Mục tiêu:</em> </strong>Định lượng được alcaloid toàn phần và đánh giá hoạt tính kháng viêm qua mô hình ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW 264.7 của loài Pilea boniana Gagnep. <strong>&nbsp;</strong></p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong></em>Tiến hành xác định hàm lượng alcaloid toàn phần trong mẫu Thạch cân thảo bằng phương pháp cân và đánh giá hoạt tính kháng viêm qua mô hình ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi lipopolisaccharid.</p> <p><em><strong>Kết quả:</strong></em> Đã tiến hành định lượng alcaloid toàn phần bằng phương pháp cân, theo đó hàm lượng alcaloid thu được là 1,04 ± 2,32%. Hoạt tính kháng viêm của cao tổng và cao alcaloid toàn phần được đánh giá thông qua khả năng ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW 264.7 với giá trị IC<sub>50&nbsp;&nbsp; </sub>dao động 1,27-2,68 µg/ml.</p> <p><em><strong>Kết luận:</strong></em> Hàm lượng alcaloid toàn phần tương đối cao và hoạt tính ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW 264.7 của mẫu nghiên cứu khá mạnh, đặc biệt là ở cao alcaloid toàn phần với IC<sub>50</sub> là 1,27 ± 0,09 µg/ml.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/285 Một số tá dược ảnh hưởng đến quá trình bào chế bột nhão đánh răng có thành phần từ cao chiết hạt cau (Semen Areca catechi) 2024-09-27T05:01:35+00:00 Nguyễn Phương Dung Lê Minh Thùy Trần Văn Thanh Đặng Thị Nga <p><strong><em>Mục tiêu:</em> </strong>Lựa chọn chất làm đặc, chất giữ ẩm, chất diện hoạt, chất mài mòn đảm bảo khả năng kháng khuẩn cao nhất của bột nhão đánh răng từ cao chiết hạt cau (Semen Areca catechi).</p> <p><strong><em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</em> </strong>Thay đổi loại tá dược và tỉ lệ tá dược trong công thức kem đánh răng. Lựa chọn loại tá dược và tỉ lệ tá dược dựa trên khả năng kháng khuẩn của bột nhão đánh răng sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa thạch trên 3 dòng vi khuẩn: Enterococcus faecalis, Lactobacillus subtilis, Staphylococcus aureus.</p> <p><strong><em>Kết quả:</em> </strong>Đường kính vòng kháng khuẩn ở 3 chủng E. faecalis, L. subtilis, S. aureus khi khảo sát với chất làm đặc là Natri carboxymethyl cellulose (NaCMC) (3g), chất giữ ẩm Sorbitol (40g), chất diện hoạt Natri lauryl sulfat (SLS) (2g) và chất mài mòn CaCO<sub>3</sub> (45g) lần lượt là 19mm: 14mm: 17mm; 16,5mm: 14mm: 14,5mm; 19mm: 15mm: 16,5mm; 20,5mm: 16,5mm: 18,5mm.</p> <p><strong><em>Kết luận:</em> </strong>Bột nhão đánh răng có thành phần là chất làm đặc NaCMC (3g), chất giữ ẩm Sorbitol (40g), chất diện hoạt SLS (2g), CaCO<sub>3</sub> (45g) cho khả năng kháng khuẩn cao nhất trên 3 chủng VSV E. faecalis, L. subtilis, S. aureus.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/286 Nghiên cứu đặc điểm thực vật và sơ bộ thành phần hoá học của loài khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.), họ Đơn nem (Myrsinaceae) 2024-09-27T05:05:39+00:00 Nguyễn Thanh Vân Đoàn Thị Hường Phạm Thị Thanh Nga Nguyễn Hùng Cường Lương Hồng Giang Phạm Hữu Nhất Lại Việt Hưng <p><em><strong>Mục tiêu: </strong></em>Nghiên cứu đặc điểm thực vật và sơ bộ thành phần hóa học của cây khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.), họ Đơn nem (Myrnaceae)</p> <p><em><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>:</em> Các mẫu cây khôi thu hái ở Yên Bái năm 2021 và 2022. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật tại thực địa và trong phòng thí nghiệm, xác định tên khoa học bằng phương pháp so sánh đặc điểm hình thái, dựa vào khóa phân loại chi Ardisia. Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu: rễ, thân, lá được cắt, tẩy, nhuộm tiêu bản theo phương pháp nhuộm kép, bột thân, lá, rễ được lên tiêu bản bằng phương pháp giọt ép. Định tính các nhóm hợp chất chính trong dược liệu bằng các phản ứng hóa học đặc trưng. Xác định hàm lượng polyphenol tổng số bằng phương pháp đo quang.</p> <p><em><strong>Kết quả</strong>:</em> Xây dựng được bộ dữ liệu về hình thái, cấu tạo giải phẫu và đặc điểm bột dược liệu (rễ, thân, lá) của cây khôi. Thành phần hóa học của loài này gồm các nhóm flavonoid, coumarin, tanin, acid hữu cơ, polysacchrarid, chất béo và sterol. Hàm lượng polyphenol toàn phần trong lá khôi thu hái tại Yên Bái vào tháng 5 đạt cao nhất là 4,05%.</p> <p><em><strong>Kết luận</strong>:</em> Đã xây dựng được bộ dữ liệu về hình thái, cấu tạo giải phẫu và đặc điểm bột dược liệu (rễ, thân, lá) của cây khôi và sơ bộ thành phần hóa học của loài này.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vjmap.vn/index.php/vjmap/article/view/287 Evaluating the sub-chronic toxicity of the BOGA -TN tablets in experimental animals 2024-09-27T05:11:25+00:00 Pham Thuy Phuong Nguyen Thi Thu May Bui Hoang Anh Nguyen Pham Ngoc Mai Trinh Vu Lam <p><em><strong>Objective:</strong> </em>To assess the sub-chronic toxicity of Boga-TN tablets in experimental animals to determine the effects of the drug on the hematological and biochemical indices.</p> <p><em><strong>Subjects and Methods</strong><strong>:</strong> </em>Sub-chronic toxicity experiment was carried out in compliance with the guidance of the World Health Organization. Wistar rats (160 - 200g) of both genders, provided by the Laboratory Animal Center, Dan Phuong district, Hanoi were used</p> <p><em><strong>Results:</strong> </em>The study was carried out in Wistar rats for 4 consecutive weeks by oral administration at the doses of 0.77 and 2.32g/kg/day. After treatment, no significant treatment-related abnormalities were observed at both doses of Boga-TN, compared to the control group, except for the white blood cells, with lower neutrophil but higher lymphocyte values observed in the treated animals. Histopathology assessment did not show any significant variation between control and treatment groups during the study period.</p> <p><strong><em>Conclusions:</em> </strong>Boga-TN with a dose equivalent to the proposed clinical dose and 3 times the clinical dose did not cause any significant toxicity resulting in death, or produce any hematological, serum chemical alteration, and histo-pathological derangements. However, significant reductions in the levels of WBC, lymphocytes and increased levels of neutrophil in treated groups were detected after 4 weeks of treatment.</p> 2024-08-25T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024