Đặc điểm nguồn nhân lực y học cổ truyền tại các cơ sở y tế xã huyện trà cú, tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Chí Hiền1, Phạm Văn Hậu2, Tống Thị Tam Giang3, Lê Tiểu Nhật4
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
3 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
4 Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại các cơ sở y tế xã huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng. Tiến hành thu thập số liệu bằng phương pháp hồi cứu số liệu thứ cấp từ phần mềm quản lý và các thống kê báo cáo của 16 trạm y tế xã và 01 trung tâm y tế tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đồng thời sử dụng phiếu phỏng vấn sâu 22 cán bộ y tế chuyên môn hay phụ trách Y học cổ truyền, lãnh đạo trạm Y tế. Biến số nghiên cứu bao gồm: đặc điểm tuổi, giới tính, dân tộc, đặc điểm trình độ chuyên môn, thời gian công tác của bác sĩ y học cổ truyền
Kết quả: Tổng số nhân lực Y học cổ truyền của các cơ sở y tế xã huyện Trà Cú là 330 người, số lượng cán bộ y tế về Y học cổ truyền chỉ chiếm 6,6% (22 người). Tỷ lệ nam chiếm 59,1%, nữ chiếm 40,9%. Nhân lực y học cổ truyền chủ yếu thuộc dân tộc Kinh (63,64%), trong đó có 72,73% cán bộ y tế có thể sử dụng tiếng Khmer giao tiếp trong khám chữa bệnh. 63,63% nhân sự trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, 74,82% nhân sự có thời gian công tác trên 5 năm, có trình độ chuyên đại học chiếm 54,54%. Tất cả cán bộ y tế đều đảm nhiệm công tác chính là khám chữa bệnh, kể cả cán bộ quản lý, hoạt động dược và nghiên cứu khoa học không có cán bộ đảm nhiệm.
Kiến nghị: Tiếp tục đào tạo về nhân lực y học cổ truyền, tăng tỷ lệ đại học và sau đại học, phấn đấu có bác sĩ YHCT tại trạm y tế. Không ngừng đào tạo liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức phù hợp với mô hình bệnh tật tại địa phương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030
2. WHO, Tổng quan nhân lực y tế Việt Nam.
3. Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020
4. Trương Thị Thu Hương, Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, Y học thực hành, số 10 – 2013, trang 10-12
5. Nguyễn Thành Trung (2021). Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa. Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng. Trường Đại học Y Hà Nội.