Khảo sát tình hình rối loạn chuyển hóa tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An và tác dụng của viên "hoàn HT" trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu

Đặng Thành Huy1,, Trần Thị Hồng Ngãi2
1 Chuyên khoa II – Khóa 6 - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình rối loạn chuyển hóa tại Bệnh viện y học cổ truyền Nghệ An năm 2021. Đánh giá tác dụng của viên hoàn HT trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu thể đàm thấp ứ trệ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu khảo sát trên 6476 bệnh nhân rối loạn chuyến hoá lipid năm 2021 tại bệnh viện y học cổ truyền Nghệ An, nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị trên 60 bệnh nhân có hội chứng RLLPM dựa trên NCEP ATP III 2002 theo YHHĐ, thuộc chứng đàm thấp ứ trệ theo YHCT.
Kết quả: Khảo sát tình hình bệnh rối loạn chuyển hóa tại bệnh viện YHCT Nghệ An 2021. Trong số các đối tượng nghiên cứu, nam giới chiếm 48%, nữ giới chiếm 52%. Tỷ lệ nữ giới > 60 tuổi có RLLPM chiếm 78,2%, ở nhóm nam giới là 75,6%. Tỷ lệ nữ < 60 tuổi có RLLPM là 20,6%, ở nhóm nam giới là 21,4%. Tỷ lệ nữ < 45 tuổi có RLLPM chiếm 1,2%, ở nhóm nam giới là 3,1% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tuổi trung bình của nhóm nữ giới có bệnh RLLPM là 68,08 ± 9,34 (tuổi), của nhóm nam giới là 66,95 ± 10,66 (tuổi). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 99,0% các bệnh nhân rối loạn lipid máu và đái tháo đường, trong đó, đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,8%, rối loạn lipid máu là 47,2%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tác dụng của viên hoàn HT trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu thể đàm thấp ứ trệ.
Sau 30 ngày điều trị, các bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt chỉ số Cholesterol máu. Tại thời điểm trước nghiên cứu, chỉ số Cholesterol máu là 5,69 ± 0,93 mmol/l, sau 30 ngày là 4,89 ± 0,73 mmol/l, giảm 14,1%. Chỉ số Triglycerid máu là 2,48 ± 0,94 mmol/l, sau 30 ngày là 1,95 ± 0,51 mmol/l, giảm 21,4%. Trong 60 bệnh nhân có 56% bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tốt và 32% bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị khá, 12% bệnh nhân không đạt hiệu quả điều trị theo YHHĐ. Theo YHCT, số bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tốt là 54%, khá là 36% và không hiệu quả là 10%. Nhận thấy trong quá trình điều trị, có 5 bệnh nhân có biểu hiện xuất hiện các tác dụng phụ như: khó tiêu, ỉa chảy chiếm tỷ lệ 3,3%. Ngoài ra chúng tôi chưa nhận thấy các tác dụng không mong muốn khác trên lâm sàng. Tuy nhiên, các triệu chứng đều ở mức độ nhẹ và tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 102-108.
2. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học nội Khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ môn Nội - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (2015), “Rối loạn chuyển hóa lipid máu”, Bài giảng điều trị học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 163-167.
4. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2015), “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị 2015”.
5. Asmann G (1993), Lipid metabolism disorders and coronary heart disease, MMV medicine, Munchen, pp. 57-59.
6. GlobalData (2016), EpiCast Report: Dyslipidemia-Epidemiology Forecast to 2015.