Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận tam châm hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ (Từ 18 đến 72 tháng tuổi)

Trần Thị Nguyệt Ánh1,, Ngô Quang Hải2
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Công ty TNHH Đào tạo và phát triển YHCT An Triết

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) từ 18 đến 72 tháng tuổi. 2. Đánh giá tác dụng của phương pháp Điện tam châm trong hỗ trợ điều trị rối loạn phổ tự kỷ trẻ từ 18 đến 72 tháng tuổi tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. 


Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu, so sánh trước sau có nhóm chứng. 


Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ lệ Nam/Nữ =3,6/1. Các bất thường trên lâm sàng tương ứng với chẩn đoán theo DSM-IV. Các dấu hiệu theo YHCT hay gặp như: thần không linh hoạt 88,33%, chậm nói, nói ngọng 100%, đạo hãn 63,33%, nhạy cảm với âm thanh ánh sáng 75%, lưỡi đỏ rêu vàng 75% mạch trầm sác 100%; Sau 60 ngày điều trị bằng phương pháp Điện tam châm điểm CARS trung bình giảm từ 42,9216,27 xuống còn 40,45±6,23 (pNNCD0-D60 = 0,002 và p NNC-NĐC =0,04), thay đổi ở 6/15 lĩnh vực quan hệ với mọi người, đáp ứng thị giác, đáp ứng nghe, giao tiếp có lời, mức độ ổn định của trí tuệ, ấn tượng chung với p <0,05; các lĩnh vực còn lại có thay đổi với p>0,05. Cải thiện 70% tình trạng rối loạn giấc ngủ theo y học cổ truyền. Tác dụng này có xu hướng tốt hơn nhóm điện châm. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Hoa, Vũ Thị Bích Hạnh (2010). Mô tả đặc điểm lâm sàng ở trẻ tự kỷ và bước đầu nhận xét kết quả phục hồi chức năng ngôn ngữ. Y học lâm sàng, BV Bạch Mai. Số chuyên đề HNKH lần thứ 28, Tr 295-300.
2. American Psychiatric Association (2003), Quick reference to the diagnostic criteria from DSM-IV- TR, Published by American Psychiatric Association, Washinton,DC, America, 2003
3. International Classification of Diseases.code (2016). ICD-10/Chapter5/Section F80-F89/Code F84.0.
4. Bộ Y tế (2021), Bộ công cụ phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em. NXB Y học
5. Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu (2013)
6. 国家中医药管理局(2010).新三针疗法流派临床经验全图解Y人民卫生出版社第114119页. Cục quản lý Nhà nước về y học cổ truyền Quốc gia (2010). Toàn đồ giải trường phái điều trị kinh nghiệm lâm sàng Cận Tam châm. NXB Vệ sinh Nhân dân tr114-119.
7. Hoàng Văn Quyên, Nguyễn Anh Tuấn (2018). Đánh giá kết quả can thiệp trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 72 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 năm 2018. Hội nghị Nhi khoa.
8. Lê Thị Kim Dung (2021). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 24 đến 72 tháng tại Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y – Dược Thái Nguyên