Khảo sát tình hình thoái hóa khớp gối năm 2021 và đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Nguyễn Hữu Ái1,, Trần Thị Hồng Ngãi2
1 Cao học 13 – Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình thoái hóa khớp gối năm 2021 và đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 93 hồ sơ bệnh án có chẩn đoán thoái hoá khớp gối theo các tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ ACR 1991 với bệnh nhân có mức độ thoái hoá khớp gối đánh giá theo thang điểm VAS < 6 điểm và y học cổ truyền thuộc thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư năm 2021 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Nhóm nghiên cứu: Đèn xông ngải cứu + Uống Độc hoạt ký sinh thang + Điện châm trong 20 ngày. Nhóm đối chứng: Uống Độc hoạt ký sinh thang + Điện châm trong 20 ngày.
Kết quả: Lao động nặng nhọc, BMI ≥23 làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Đặc điểm Xquang khớp gối: chủ yếu là hình ảnh thoái hóa 92,47% và viêm 60,81%. Đặc điểm siêu âm khớp gối: Hình ảnh tràn dịch khớp gối chiếm 37,84%, kén khoeo chiếm 11,86%; 83,87% có hình ảnh gai xương, 51,61% đặc xương dưới sụn và 39,78 hẹp khe khớp. Theo YHHĐ: số bệnh nhân thoái hóa khớp gối và thoái hóa khớp gối có viêm có tỷ lệ mắc gần tương đương nhau. Theo YHCT: 81,72% được chần đoán thể Phong hàn thấp tý kết hợp với can thận hư; 18,28% % thể Phong thấp nhiệt kết hợp can thận âm hư, 9,68% thể phong hàn thấp tý. Hiệu suất giảm đau theo VAS của nhóm NC là 5,96 ± 1,09 điểm cao hơn nhóm ĐC 4,56 ± 0,77 điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. nhóm NC có 30% BN hết đau,70% BN đau nhẹ. Ở nhóm ĐC 10% BN đau vừa và 86,7 % BN đau nhẹ và chỉ có 3,3% BN hết đau. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hiệu quả cải thiện của nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong 20 ngày điều trị, không gặp các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fransen M, L. Bridgett, L. March et al (2011). The epidemiology of osteoarthritis in Asia. Int J Rheum Dis, 14 (2), 113-121.
2. Scott E. Rand (2007), The Physical Therapy Prescription, American Family Physician.
3. Trịnh Văn Minh (2001), Khớp gối, Giải phẫu học, Bộ môn giải phẫu, NXB Y học tập 1, 176-180.
4. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thu Hiền (2002), Đánh giá tình hình bệnh khớp tại Khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 – 2000), Báo cáo khoa học Đại hội toàn quốc lần thứ 3, Hội thấp khớp học Việt Nam, 263-267.
5. Evans CH (2005). Novel biological approaches to the intra-articular treatment of osteoarthritis. BioDrugs, 19 (6), 355-362.
6. David J. Hunter (2015), Viscosupplementation for Osteoarthritis of the Knee, The New England Journal of Medicine.
7. Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), Bệnh học nội khoa tập I (dùng cho đối tượng sau đại học). Nhà XB Y học, 422-435.
8. Hoàng Bảo Châu (2006), Nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, pp. 528- 538.
9. Khoa YHCT-ĐH Y Hà Nội, Bài giảng Y học cổ truyền tập II, NXB Y học, 160-165.
10. Bộ môn gải phẫu- ĐH Y Hà Nội (2016), Giải phẫu người- ĐHY HN, NXB Y hoc, 437-441
11. Sandell LJ, Aigner T (2001), Articular cartilage and changes in arthritis. An introduction: cell biology of osteoarthritis, Arthritis Res, 3(2): 107-13.
12. Nguyễn Văn Huy (2004), Khớp gối, Bài giảng giải phẫu học, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, 69-71