Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019

Nguyễn Ngọc Tiến1,, Trần Thị Minh Tâm1, Lưu Minh Châu1
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: tả thực trạng bệnh xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019.


Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Đối tượng trong nghiên cứu này người mắc xương khớp trong cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân xương khớp giới tính nữ gặp nhiều hơn nam. Trong đó nữ chiếm 61,5%, nam chiếm 38,5%. Phần lớn các bệnh nhân tập trung nhóm trên 50 tuổi (73,1%), trong đó lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 50 đến 59 tuổi chiếm 33,6%. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu tập trung nhiều nhất tiểu học và trung học cơ sở chiếm 69,2%; trung học phổ thông cũng chiếm tỷ lệ khá cao (17%); còn một bộ phận người chưa đi học, chưa biết đọc biết viết 5,5%. Bệnh nhân trong nghiên cứu tập trung nhiều nhất Nông/lâm/ngư nghiệp (34,9%). Trong số 13 bệnh về xương khớp trong nghiên cứu, chiếm tỷ lệ nhiều nhất đau cột sống thắt lưng chiếm 39%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 - Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm.
2. Nguyễn Thị Lê Hoa (2015), “Nghiên cứu thực trạng y học cổ truyền ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An” Luận văn Thạc sỹ, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
3. Trung tâm y tế Thuận Thành, báo cáo tổng kết công tác y tế 2018.
4. Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2014), Tình hình bệnh tật và thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa năm 2014, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Ánh (2019). Khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa nhóm bệnh cơ xương khớp tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
6. Jiang M. and et al. (2011), “The Role of Chinese Medicine in the Treatment of Chronic Diseases in China”, Planta Med., 77, pp.873-881.
7. Karl Peltzer and et al. (2016), “The utilization of traditional, complementary and alternative medicine for non-communicable diseases and mental disorders in health care patients in Cambodia, Thailand and Vietnam”, MC Complementary and Alternative Medicine, pp. 16:92.