Đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động ở bệnh nhân viêm quanh phớp vai thể đơn thuần bằng phương pháp điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng

Lê Thị Hải Yến1,, Nguyễn Thị Bích1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị viêm quanh khớp vai.


Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân viêm quanh khớp vai được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trong thời gian 20 ngày.


Kết quả bàn luận: Mức độ đau theo thang điểm VAS được cải thiện: giảm từ 6,0±1,2 điểm xuống 1,3± 0,47 điểm; mức độ hạn chế vận động khớp vai động tác dạng có sự cải thiện rõ rệt, cụ thể trước điều trị mức độ vận động tác dạng trung bình 55,87±27,3 độ sau điều trị 124,13±34,32: Kết quả điều trị theo Constant C.R và Murley A.H.G 1987 cho kết quả số người bệnh đạt điểm tốt chiếm 53,3%. Phương pháp điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng có tác dụng giảm đau, và cải thiện mức độ hoạt động tốt trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Cẩm Châu (2000), Đánh giá tác dụng lâm sàng của Acid Tiaprofenic trong điều trị một số bệnh khớp, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Học viện Trung y Nam Kinh (1992), Trung y học khải luận, Hội y học cổ truyền dân tộc thành phố Hồ Chí Minh Xuất bản.
3. Nguyễn Văn Hưởng (2012), phương pháp dưỡng sinh, nhà xuất bản y học.
4. Nguyễn Thị Nga (2006), Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Trần Hoàng Tuấn (2020), “Đánh giá kết quả của sóng xung kích kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
6. Baron M., Steele R. (2007), “Development of the McGill Range of Motion Index”, Clin Orthop Relat Res, 456, pp. 42-50.
7. Constant C. R., Murley A. H. (1987), “A clinical method of functional assessment of the shoulder”,
Clin Orthop Relat Res, (214), pp. 160-166.
8. Huskisson E. C. (1974), “Measurement of pain”, Lancet, 2 (7889), pp. 1127-1158.