Hiệu quả điều trị thống kinh bằng bài thuốc “CTH” tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên, xuất hiện hàng tháng ở nữ giới. Đau bụng kinh hay còn gọi là Thống kinh, có nhiều mức độ khác nhau, có người bị đau nhẹ, có người đau âm ỉ kéo dài trong vài giờ đến vài ngày, hoặc đau thành từng cơn dữ dội… Đau bụng kinh nếu không được điều trị sớm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, gây hiếm muộn vô sinh ở nữ giới…
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng so sánh trước và sau điều trị. 45 bệnh nhân được chẩn đoán Thống kinh tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh từ năm 2018 đến 2020.
Kết quả: Mức độ đau nhiều (7 – 10 điểm) trước lúc điều trị là 71,1% (32 người), kết quả tỷ lệ giảm đau bụng kinh mức độ nhiều sau 1 kỳ kinh ngừng điều trị là 95,6% (43 người).
Kết luận: Điều trị Thống kinh bằng bài thuốc “CTH” có hiệu quả cao, phương pháp dễ sử dụng; thời gian điều trị ngắn và phù hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thống kinh, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, CTH.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2017), “Dược điển Việt Nam V”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y học tr. 82, 193.
4. Cao Ngọc Thành, Lê Minh Tâm (2011), “Nội tiết phụ khoa và y học sinh sản”, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.42-66,114-119.
5. Khoa y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), “Bài giảng Y học cổ truyền, tập 2”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.235-241.
6. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2012), “Đánh giá tác dụng của “Phụ lạc cao” trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Huyền (2016), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị Thống kinh cơ năng của bài thuốc “Hương phụ sa nhân ô dược thang” ”. Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
8. 刘敏如,谭万信 (2001), “中医妇科学”, 人民卫生出版社, 323-334.
Lưu Mẫn Như, Đàm Vạn Tín (2001) “Trung y Phụ khoa”, Nhà xuất bản sức khỏe nhân dân, tr.323-334.