Tác dụng chống đông của viên hoàn Trân châu ngưu hoàng hoàn trên thực nghiệm

Trần Thái Hà1,, Đào Xuân Tỉnh2
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
2 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trân châu ngưu hoàng hoàn là tên của bài thuốc cổ, có trong dược điển của Mông Cổ từ thế kỷ thứ 13. Bài thuốc gồm 12 vị thuốc khác nhau được sử dụng trong y học cổ truyền để tăng cường tuần hoàn máu não, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do nghẽn mạch. Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống đông của viên hoàn Trân châu ngưu hoàng hoàn trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysacharid ở chuột cống trắng. Phương pháp nghiên cứu: Chuột được uống thuốc thử liều 0,12 và 0,36 viên/kg/ngày trong 7 ngày liên tục. Hai giờ sau khi uống thuốc thử lần cuối cùng, chuột được gây mô hình đông máu bằng cách tiêm tĩnh mạch đuôi chuột lipopolysaccharid liều 3 mg/kg. Chuột cống ở các lô nghiên cứu được lấy máu vào thời điểm 4 giờ sau khi gây mô hình để đánh giá các chỉ số nghiên cứu bao gồm số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen, thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT). Kết quả: Trân châu ngưu hoàng hoàn liều 0,12 viên/kg/ngày có xu hướng tác dụng chống đông và liều 0,36 viên/kg/ ngày có tác dụng chống đông trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid trên chuột cống trắng, thể hiện qua việc làm tăng số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen, đồng thời kéo dài PT, aPTT so với lô mô hình. Kết luận: Trân châu ngưu hoàng hoàn có tác dụng chống đông trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid ở chuột cống trắng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Huyết học-Truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội. Bài giảng Huyết học-Truyền máu sau đại học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 247; 2006.
2. Bộ môn Dược lý Trường Đại Học Y Hà Nội. Dược lý học lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 499-518; 2012.
3. Wang B, Wu SM, Wang T et al. Pre-treatment with bone marrow-derived mesenchymal stem cells inhibits systemic intravascular coagulation and attenuates organ dysfunction in lipopolysaccharide-induced disseminated intravascular coagulation rat model. Chinese Medical Journal 2012;125(10):1753-4759.
4. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Loan, Mai Phương Thanh et al. Tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin của viên nang TD-HK01 trên thực nghiệm. Tạp chí nghiên cứu y học 2018;115(6):80-89.
5. Nicola Semeraro, Concetta T. Ammollo, Fabrizio Semeraro. Sepsis-Associated Dissemin Thromboembolic Disease. Mediterranean journal of hematology and infectious diseases 2010;2(3):e2010024-42.
6. Elisabeth Perzborn, Claudia Hirth-Dietrich, Elke Fischer. Rivaroxaban Has Protective Effects in a Model of Disseminated Intravascular Coagulation (DIC) in Rats. Blood 2007;110:935.
7. Dong Yao, Zheng Wang, Li Miao et al. Effects of extracts and isolated compounds from safflower on some index of promoting blood circulation and regulating menstruation. J Ethnopharmacol 2016;15(191):264- 272.
8. Kai-Hong Wang, Shi-Fei Li, Yi Zhao et al. In Vitro Anticoagulant Activity and Active Components of Safflower Injection. Molecules 2018;23:170.
9. Eunhyun Choi, Junsang Oh, Gi-Ho Sung. Antithrombotic and Antiplatelet Effects of Cordyceps militaris. Mycobiology 2020;48(3): 228–232.
10. Jiaoyang Luoa, Dan Yana, Da Zhang et al. Substitutes for endangered medicinal animal horns and shells exposed by antithrombotic and anticoagulation effects. Journal of Ethnopharmacology 2011;136:21