Áp dụng máy ép tim tự động trong cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn tại khoa cấp cứu-Bệnh viện Bạch Mai

Ngô Văn Sơn1,, Ngô Đức Ngọc 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ép tim ngoài lồng ngực bằng máy ép tim tự động.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả tiến cứu trên 48 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ngừng tuần hoàn nội viện/ngoại viện và được cấp cứu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 9/2019 đến hết tháng 8/2020. Bệnh nhân ngay sau khi được chẩn đoán xác định ngừng tuần hoàn, được ép tim bằng tay liên tục trong 10 phút theo đúng quy trình kỹ thuật hướng dẫn của AHA 2020 cho Hồi sinh tim phổi. Nếu đến phút thứ 9, bệnh nhân vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục tuần hoàn tự nhiên, tiến hành chuẩn bị máy ép tim nhân tạo (khoảng 1 phút, đặt chế độ, bật máy) trong khi vẫn tiếp tục ép tim bằng tay. Tấm nhựa được đưa vào sau lưng để cố định bệnh nhân vào khung máy, chuẩn bị cho quá trình ép tim bằng máy. Bệnh nhân tiếp tục được ép tim bằng máy liên tục trong 10 phút tiếp theo. Kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn được đánh giá dựa trên khả năng tái lập tuần hoàn tự nhiên sau ép tim và kết cục sống/chết tại thời điểm nghiên cứu. Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.


Kết quả: Tuổi trung bình 59,50 ± 16,74 (lớn nhất 88 tuổi, nhỏ nhất 17 tuổi); nam giới chiếm 73%; hầu hết ở các tỉnh thành phố khác (56,3%). Tiền sử bệnh mạch vành chiếm tỷ lệ cao nhất (22,9%); ngừng tuần hoàn ngoại viện:nội viện = 1,86. Tiền triệu ngừng tuần hoàn thường gặp là đau ngực (22,9%), khó thở (16,7%) và rối loạn ý thức (14,6%). Triệu chứng lâm sàng nhập viện là mất mạch bẹn/mạch cảnh (100%); hôn mê (100%) và thở ngáp (12,5%). Các bệnh nhân đều được đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch, lắp thiết bị theo dõi EtCO2 (100%). Có 8,3% bệnh nhân được can thiệp sốc điện. Tỷ lệ tái lập tuần hoàn tự nhiên sau ép là 44%. EtCO2 thay đổi có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 5 phút và 10 phút sau ép tim với giá trị trung bình lần lượt là 18,06±8,91 và 13,60±10,19 (mmHg).


Kết luận: Ép tim bằng máy có hiệu quả trong cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eric J. Lavonas, David J. Magid, Khalid Aziz và cộng sự, Khoa Điều trị rối loạn nhịp-Bệnh viện Chợ rẫy dịch, Những điểm nổi bật trong hướng dẫn American Heart Association cho hồi sức tim phổi (CPR) và chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) năm 2020, American Heart Association, 2020, 6-17.
2. Ingela Hasselqvist-Ax, Gabriel Riva, Johan Herlitz. Early Cardiopulmonary Resuscitation in Out-of- Hospital Cardiac Arrest. N Engl J Med, 2015; 372:2307-15.
3. Berdowski J, Berg RA, Tijssen JG et al. Global incidences of out-of hospital cardiac arrest and survival rates: systematic review of 67 prospective studies. Resuscitation, 2010; 81: 1479-87
4. Văn Đức Hạnh. Cấp cứu ngừng tuần hoàn, Báo cáo Hội nghị tim mạch học toàn quốc 2015.
5. Nguyễn Ngọc Quang. Cấp cứu ngừng tuần hoàn-cập nhật 2011, Báo cáo hội nghị tim mạch học toàn quốc 2011.
6. Đỗ Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Chi. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí y học Việt Nam, Tổng hội y học Việt Nam, 2016, 439(3), 3-8
7. Chengjin Gao, Yuanzhuo Chen, Hu Peng et al. Clinical evaluation of the AutoPulse automated chest compression device for out-of-hospital cardiac arrest in the northern district of Shanghai, China, Arch Med Sci, 2016; 12, 3: 563–570.