Giá trị chẩn đoán của siêu âm tim và chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong việc đánh giá chính xác các tổn thương trong bệnh tứ chứng Fallot

Nguyễn Thị Thúy Hà1,, Nguyễn Quang Tuấn2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh giá trị chẩn đoán của siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong việc đánh giá chính xác các tổn thương trong bệnh tứ chứng Fallot.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả tiến cứu trên 39 bệnh nhân được chẩn đoán Fallot, đã được làm siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy, sau đó được làm phẫu thuật tại bệnh viện Tim Hà Nội trong thời gian từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020.


Kết quả: Hiệu quả chẩn đoán tổn thương tuần hoàn bàng hệ của ECHO là 42,3%; độ đặc hiệu và độ chính xác chẩn đoán đều đạt 84,6%; hiệu quả chẩn đoán tổn thương bất thường động mạch vành của ECHO là 50,0% với độ đặc hiệu và độ chính xác chẩn đoán là 100%; hiệu quả chẩn đoán tổn thương còn ống động mạch của siêu âm là 7,1% với độ đặc hiệu và độ chính xác chẩn đoán lần lượt là 77,0% và 14,3%. Mô tả kết quả so sánh chỉ số z-score giữa siêu âm tim, MSCT và kết quả phẫu thuật bằng phương pháp Bland Altman cho thấy ECHO có độ chính xác tương tự MSCT với các tổn thương cấu trúc tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Driscoll D.J Allen H.D, Shaddi R.E et al (2013). Tetralogy of Fallot. Moss & Adams’ Heart Disease in Infants, Children, and Adolescents, second edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, 892-910.
2. Phạm Nguyễn Vinh (2008), Tứ chứng Fallot. Bệnh học tim mạch, Nhà xuất bản y học, Tp Hồ Chí Minh, 2, 454-463.
3. Boyes B Kirklin J.W, Kouchoukos N.T (2003). Ventricular septal defect with pulmonary stenosis or atresia. Cardiac surgery, Churchill Livingstone, Philadelphia, 1, 946- 1074.
4. Phạm Nguyễn Vinh (2003). Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Nhà xuất bản Y Học, TP Hồ Chí Minh.
5. Dương Phước Hùng, Bùi Đức Phú and Hoàng Minh Lợi (2019). Vai trò của CT-64 lát cắt trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh. Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 53.
6. Lai CW, Chau AK, Lee CP. (2016), Comparing the accuracy of obstetric sonography and fetal echocardiography during pediatric cardiology consultation in the prenatal diagnosis of congenital heart disease. J Obstet Gynaecol Res; 42:166– 71.
7. Vitarelli A, Terzano C. (2010), Do we have two hearts? New insights in right ventricular function supported by myocardial imaging echocardiography. Heart Fail Rev;15:39–61.
8. Amat F, Le Bret E, Sigal-Cinqualbre A, et al. (2011), Diagnostic accuracy of multidetector spiral computed tomography for preoperative assessment of sinus venosus atrial septal defects in children. Interact Cardiovasc Thorac Surg;12:179–82.