Đánh giá tác dụng điều trị chứng thất ngôn bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng phương pháp điện châm các huyệt vùng đầu

Đỗ Hoàng Lâm1,, Nguyễn Văn Nhường1
1 Khoa Y Học Cổ Truyền – Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp điện châm các huyệt vùng đầu trong điều trị chứng thất ngôn bệnh nhân nhồi máu sau giai đoạn cấp.


Đối tượng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán NMN có tình trạng thất ngôn điều trị nội trú tại khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bạch Mai tuổi từ 20 – 80, trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019.


Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. Đánh giá và chẩn đoán thất ngôn dựa vào Thang điểm đánh giá mức độ nặng của tình trạng thất ngôn (Goodglass & Kaplan, 1984). Kết quả: tỷ lệ bệnh nhân cải thiện độ thất ngôn chiếm 86,7%, trong đó tỷ lệ cải thiện tốt chiếm 20%, cải thiện khá chiếm 66,7%.


Kết luận: Châm cứu các huyệt vùng đầu kết hợp thể châm cho hiệu quả điều trị chứng thất ngôn trong nhồi máu não sau giai đoạn cấp tốt hơn so với so với thể châm đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Adrial J Goldszmidt, MD; Louis R. Caplan, MD stroke essentials (biên dịch: Nguyễn Đạt Anh- 2011) Cẩm nang xử trí tai biến mạch não. Nhà xuất bản Y học, 2-11,12-15.
2. Hoàng Diệp (2005), Bước đầu đánh giá tình trạng thất ngôn do tai biến nhồi máu não vùng bán cầu bằng trắc nghiệm BDAE, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Trịnh Bỉnh Dy, Chuyên đề sinh lý học trí tuệ, tập 2. Nhà xuất bản Y học, 51–75.
4. Đào Hữu Minh, Triệu Kinh Sinh (2005). Nghiên cứu lâm sàng điều trị chứng thất ngôn sau TBMMN bằng phương pháp kết hợp đầu châm và thiệt châm. Tạp Chí Nghiên Cứu Dược Học Cổ Truyền Việt Nam, 15, 9–24.
5. Dương Trọng Nghĩa, Nguyễn Nhược Kim, Nguyễn Thị Thanh Vân (2014), Tác dụng lâm sàng của đầu châm kết hợp cao thông u trong điều trị chứng Huyễn Vựng (Thiểu năng tuần hoàn mạn tính). Tạp Chí Nghiên Cứu Học, 3(88), 12–16.
6. 陈丽,孙忠人 (2014)“头针疗法治疗脑中风的研究” )龙江中医药大学研究院, )龙江中医药大学
针灸推拿学院,)龙江, )尔滨.
Chen L, Sun Chong R (2014). Nghiên cứu phương pháp đầu châm điều trị tai biến mạch não. Đại Học Trung Dược Học Viện Châm Cứu Xoa Bóp Hắc Long Giang Harbin Trung Quốc.
7. Trần Thị Tiến (2012), Đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị thất vận ngôn trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Dickey L, Kagan A, Limdsay MP, et al (2010). Incidence and profile of inpatient stroke-induced aphasia in Ontario, Canada. Arch Phys Med Rehabil, 91(2), 196–202.
9. Đặng Viết Thu (2011), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não từ 60 tuổi trở lên tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.