Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của Điều dưỡng khối Ngoại và các khoa Khám bệnh, bệnh viện K Tân Triều năm 2021

Nguyễn Thúy Anh1,, Hàn Thị Vân Thanh1, Nguyễn Thị Vân Anh1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và tuân thủ vệ sinh tay thường quy của Điều dưỡng tại các khoa Khám bệnh và khối Ngoại, Bệnh viện K Tân Triều năm 2021.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Điều dưỡng đang làm việc, trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh và tự nguyện tham gia nghiên cứu tại các khoa khối Ngoại và các khoa Khám bệnh, Bệnh viện K Tân Triều. từ tháng 3/2021 đến tháng 10/2021 được áp dụng: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp giữa định tính và định lượng và dựa vào danh sách Điều dưỡng tiến hành chọn toàn bộ mẫu theo tiêu chuẩn nghiên cứu.


Kết quả: Số ĐTNC nắm được thực trạng về nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), đa số nắm được vệ sinh tay là phương pháp đơn giản, hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện (81,8%). Số ĐTNC nắm được vệ sinh tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn có tác dụng diệt vi khuẩn tốt nhất chiếm 85,1%. Đánh giá chung kiến thức của ĐTNC về các nội dung liên quan đến vệ sinh tay cho thấy ĐTNC đạt yêu cầu về kiến thức liên quan đến vệ sinh tay (đạt 6-8 điểm) chiếm tỷ lệ 84,3%, số không đạt yêu cầu (đạt 0-5 điểm) chiếm tỷ lệ 15,7%.


Bàn luận: Điều này cho thấy công tác đào tạo, tập huấn và cập nhật kiến thức vệ sinh tay cho nhân viên y tế đã được Bệnh viện thường xuyên quan tâm chú trọng, cần duy trì công tác này làm cơ sở cho việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong thực hành phòng ngừa chuẩn. Tuy nhiên bệnh viện vẫn cần nâng cao hơn nữa kiến thức, thái độ và tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017)“Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, Quyết định số: 3916/QĐ-BYT, ngày 28/8/2017.
2. Bộ Y tế (2018). Thông tư 16/2018/TT/BYT ngày 20/7/2018 quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tạ Thị Phương (B0087- Đại học Thăng Long-2012). Đánh giá kiến thức, thái độ và tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa Ngoại và khoa Nội Bệnh viện Đống Đa- Hà Nội năm 2010-2011.
4. Tạ Thị Thành (2013). Nghiên cứu kiến thức và tuân thủ vệ sinh tay ở điều dưỡng Bênh viện Kontum. Tạp chí Nghiên cứu y học lâm sàng bệnh viện Trung ương Huế 8(15),Tr 109-113
5. Nguyễn Thị Tập (2017). Đánh giá thực trạng kiến thức và tuân thủ vệ sinh bàn tay bằng phương pháp sát khuẩn tay nhanh của nhân viên y tế khối ngoại tại Viện Y học PK-KQ năm 2017.
6. Trần Đình Bình và cộng sự (2017) Khảo sát kiến thức và tuân thủ VST thường quy của NVYT tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế năm 2017 Tạp chí Y dược lâm sàng 108. Tháng 8/2018.
7. Khoa KSNK Bệnh viện Bình Tân - TP HCM, Báo cáo điều tra tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế năm 2019.
8. Trần Thị Thu Trang và cộng sự (2017) Đánh giá hiệu quả can thiệp về vệ sinh tay cho NVYT tại Bệnh viên Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh
9. Bệnh viện Hùng vương TP- Hô Chí Minh 2015, Cẩm nang Hướng dẫn vệ sinh tay (Biên dịch từ “WHO guideline on hand hygiene in health care”, 2009).
10. Nobile, G., Monturio, P., et al (2002), "Healthcare personnel and hand decontamination in intensive care units: knowledge, attitudes, and behavior in Italy", Journal of hospital infection, 51(3), pp. 226.
11. Nancy, A. M. (2011), "WHO Hand-Hygiene Initiative largely Ignored", Mediscape Medical News
12. Sharon Salmon, Truong Anh Thu, Nguyen Viet Hung, Didier Pittet, Mary-Louise McLaws (2014), Healthcare workers’ hand contamination levels and antimicrobial efficacy of different hand hygiene methods used in a Vietnamese hospital. AJIC, No 42, pp 178-81.