Đánh giá tác dụng của viên nang cứng HCR1 trong điều trị hội chfíng ruột kích thích
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng HCR1 trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiến cứu, can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị, chọn mẫu thuận tiện trên 70 bệnh nhân (BN) hội chứng ruột kích thích được điều trị bằng viên nang cứng HCR1 từ tháng 7/2019 đến hết tháng 7/2020 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an. Các kết quả được đánh giá tại ba thời điểm: ngay sau phẫu thuật, thời điểm ra viện và sau phẫu thuật 3 tháng. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: Tỷ lệ đạt hiệu quả tốt và khá sau điều trị là 88,6%; cải thiện các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, đại tiện phân lỏng nát, đầy chướng bụng, rối loạn tống phân khi đi đại tiện; 92,9% không còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; 82,2% không còn hoặc rối loạn mức độ nhẹ chức năng đại tràng. Viên nang HCR1 có tác dụng cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá ở thể can khí uất kết cao hơn (91,4%) thể can uất tỳ hư (85,7%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng ruột kích thích, viên nang cứng HCR1.
Tài liệu tham khảo
2. Br Med J.; Irritable bowel syndrome. 1, 5794:197–198
3. Nguyễn Nghệ Tĩnh, Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích, Luận văn Bác sĩ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội, 2014.
4. Nguyễn Hải Anh, Lê Đình Tùng, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Vũ Thanh Huyền, Hội chứng ruột kích thích và một số yếu tố liên quan, Bộ Y Tế - Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 2017, tr 39 – 43.
5. Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Tứ thần hoàn” trong điều trị hội chứng ruột kích thích thể lỏng, Luận án tiến sĩ y học, 2008, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Lan, Đánh giá tác dụng giảm nhu động ruột của bài thuốc kiện tỳ hành khí chỉ tả thang trên thực nghiệm, Luận văn thạc sĩ y học, 2015, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.