Nghiên cứu định chuẩn hóa học và độc tính cấp trên động vật thực nghiệm của chế phẩm giảm cân CHM-WL
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Điều chế viên nang giảm cân từ các nguyên liệu Nưa, Chè xanh, Cà phê xanh, phân tích định lượng hoạt chất trong nguyên liệu viên nang và đánh giá độ an toàn của chế phẩm làm cơ sở cho điều trị giảm cân.
Phương pháp nghiên cứu: Cao nguyên liệu từ Nưa, Chè xanh và Cà phê xanh được bào chế bằng phương pháp chiết với các dung môi phù hợp và cô đặc chân không để thu được cao, sau đó pha trộn các nguyên liệu và tá dược để thu được viên nang chế phẩm giảm cân. Các hoạt chất trong cao nguyên liệu và viên nang chế phẩm được xác định sử dụng máy quang phổ và khối phổ phân giải cao HLC-DAD-QTOF (model X500R, Sciex). Nghiên cứu độ an toàn của chế phẩm trên chuột nhắt trắng, được cho ăn chế phẩm với các liều khác nhau tăng dần và theo dõi các chỉ tiêu theo chuẩn OECD.
Kết quả và bàn luận: Nghiên cứu sử dụng các chất chuẩn cơ sở glucomannan, a xít chlorogenic và EGCG để định lượng hoạt chất trong nguyên liệu bột củ Nưa, cao hạt Cà phê xanh, cao lá Chè xanh tương ứng là 81,0% KGM; 48,0% a xít chlorogenic và 33,1% EGCG. Viên nang giảm cân CHM-WL bào chế từ 230mg bột củ Nưa, 145mg cao lá Chè xanh, 100mg cao hạt Cà phê xanh được định chuẩn với ba chất chuẩn cơ sở trên có thành phần chất chuẩn cơ sở lần lượt là 186,3mg KGM; 47,9 mg a xít chlorogenic và 48,0 mg EGCG. Nghiên cứu đã xác định không có độc tính cấp của viên nang tới liều 10g/kgP.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bột Nưa, cao Chè xanh, cao Cà phê xanh, viên nang giảm cân, định lượng, béo phì và độc tính cấp.
Tài liệu tham khảo
2. Lê Ngọc Hùng (2020). Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu phát triển vùng dược liệu đặc hữu miền Tây Nam bộ (Rau đắng đất, Thù lù, Ngải Zingiberaceae và vài dược liệu khác từ sàng lọc) đạt chuẩn GACP phục vụ sản xuất đông dược trong nước và hướng tới xuất khẩu”, mã số KHCN-TNB/14-19/C21, Chương trình KHCN Tây Nam Bộ.
3. Shengxi Meng et al (2013). Roles of chlorogenic acid on regulating glucose and lipids metabolism: A review. Evid Based Complement Alternat Med.; 801457. doi: 10.1155/2013/801457
4. Lê Ngọc Hùng. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu chế biến phụ phẩm chè xanh (lá chè già, chè đốn...) tỉnh Lào Cai thành một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập trong sản xuất chè của tỉnh”, Quyết định số 2710/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của UBND tỉnh Lào Cai.
5. G. Sharwan et al (2015). Toxicity profile of traditional herbal medicine. J. Ayu. Herb. Med, 2015; 1(3): 81-90.
6. Guidance document on acute oral toxicity testing (2001). OECD No 24, 1.