Nghiên cứu ảnh hưởng của 10β-[(2'β-hydroxy-3'- imidazol) propyl] deoxoartemisinin (32) đến chức năng thận của thỏ thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 02 - 05 năm 2021 nhằm đánh giá ảnh hưởng của hợp chất 10β-[(2'β-hydroxy-3'-imidazol) propyl] deoxoartemisinin (32) đến chức năng thận của thỏ thực nghiệm.
Phương pháp: Tiến hành theo hướng dẫn của Bộ Y tế và OECD về thử độc tính bán trường diễn. Hợp chất
(32) được dùng bằng đường uống trên thỏ ở 2 mức liều 72 và 216 mg/kg/ngày × 28 ngày liên tiếp. Thử nghiệm tiến hành song song với nhóm chứng. Lấy máu tĩnh mạch tai thỏ để xét nghiệm vào các ngày N0, N14 và N29. Mổ thỏ để quan sát đại thể thận và lấy các mô thận để làm tiêu bản đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến hình thái vi thể thận thỏ vào các ngày N29 và N43. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: creatinine huyết thanh, những biến đổi bất thường của hình thái đại thể và vi thể thận thỏ (nếu có).
Kết quả: Hàm lượng creatinin huyết thanh của thỏ ở 2 lô uống (32) đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, đồng thời không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các thời điểm N14 và N29 so với N0, các giá trị p > 0,05.
Hình thái đại thể thận thỏ của tất cả các lô thí nghiệm tại N29 và N43 đều bình thường. Cấu trúc vi thể: Ở các lô chứng và lô dùng thuốc, ống thận bình thường, tỷ lệ thỏ bị sung huyết nhẹ cầu thận tương ứng là 3/6, 4/6 và 5/6. Riêng lô uống (32) liều 216 mg/kg/ngày có 2/6 thỏ (33,33%) có kèm theo sung huyết mô kẽ tại N29.
Kết luận: Hợp chất (32) ở liều 72 × 28 ngày liên tiếp bằng đường uống (tương đương liều dùng dự kiến trên người) không ảnh hưởng chức năng thận thỏ thí nghiệm. Ở liều 216 mg/kg/ngày × 28 ngày (gấp 3 lần liều tương đương liều dùng dự kiến trên người), (32) có xu hướng gây tổn thương tế bào thận nhưng hồi phục sau 15 ngày ngưng dùng thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
10β-[(2'β-hydroxy-3'-imidazol) propyl] deoxoartemisinin (32), thỏ, chức năng thận, thông số sinh hóa, creatinine, cấu trúc vi thể, hình thái đại thể.
Tài liệu tham khảo
2. Trương Văn Như, Đoàn Hạnh Nhân, Bùi Thị Sáu, Lê Minh Đạo, Nguyễn Thị Minh Thu, Đỗ Mạnh Hà (2004), “Nghiên cứu độc tính bán cấp của trifluoromethylhydroartemisinin (BB101) trên khỉ”, Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 6, tr. 44-49.
3. Trương Văn Như, Đoàn Hạnh Nhân, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Thu và cộng sự (2005), “Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của 16 - Piperazinoethanol - 10α - Triluoromethyl Anhydrodihydro Arrtemisinin (BB134) trên động vật thực nghiệm”, Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 6, tr. 15-22.
4. OECD (2008), “Repeated dose 28-oral toXicity study in rodents”, OECD guidelines for the testing of chemicals, No. 407.
5. Papiya Bigoniya, Taranginee Sahu, Vikalp Tiwari (2015), “Hematological and biochemical effects of sub-chronic artesunate exposure in rats”, Toxicology reports, 2, 280-288.
6. Nguyễn Thị Minh Thu (2008), Nghiên cứu tác dụng trên kí sinh trùng sốt rét và độc tính trên thực nghiệm của thuốc sốt rét phối hợp Dihydroartemisinin – Piperaquin do Việt Nam sản xuất, Luận án tiến sĩ Dược học
- Viện Dược Liệu.
7. Nguyễn Thị Minh Thu, Ngô Việt Thành, Tạ Thị Tĩnh, Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (2011), “Nghiên cứu hiệu lực in vitro của 5 dẫn xuất artemisinin và độc tính cấp của 10β-[(2’β-hidroXy-3’-imidazol) propyl] deoXoartemisinin”, Tạp chí Dược học, (số 428), tr.31-34.
8. Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Lương Hiếu (2020), “Tác dụng in vivo và độc tính cấp đường uống của 10β-[2’β-hidroXy-3’-imidazol) propyl] deoXoartemisinin (32)”, Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam, tập 7, (số 32), tr.35-45.
9. Trường Đại học Dược Hà Nội - Chương trình Phòng chống sốt rét Quốc gia (2016), Cẩm nang hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị sốt rét, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.