Đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng năm 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng năm 2022.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 149 trẻ từ 18 tháng tuổi đến 10 tuổi được chẩn đoán ASD đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, có cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý và tự nguyện cho trẻ tham gia nghiên cứu.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 3,8/1, tuổi trung bình trẻ tham gia nghiên cứu là 3,52 ± 1,39 tuổi, thời điểm chẩn đoán tự kỷ trung bình là 32,4 ± 8,01 tháng với các đặc điểm lâm sàng có đầy đủ các rối loạn hỗn hợp với các triệu chứng khiếm khuyết hành vi không lời, ngôn ngữ, thái độ thờ ơ, thích ở một mình, ít có biểu hiện gắn bó tình cảm với cha/mẹ, không nhận biết được sự thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt, tránh giao tiếp mắt với người khác và các rối loạn hành vi rập khuôn hoặc lặp lại với tỷ lệ 67,1%. Trong đó các rối loạn thường gặp nhất đó là khiếm khuyết về ngôn ngữ và hành vi. Điểm CARS trung bình là 42 ± 5,73 điểm (từ 30 đến 55 điểm). Phân bố thể bệnh theo y học cổ truyền lần lượt là can thận bất túc 31,5% và tâm tỳ lưỡng hư 18,8%, Can thận bất túc kết hợp tâm tỳ hư chiếm 34,2%, can hỏa vượng 4,0%, can thận bất túc kết hợp can hỏa vượng chiếm 3,5 %.
Kết luận: Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của rối loạn phổ tự kỷ theo y học cổ truyền được cho là liên quan nhiều đến các tạng phủ tâm, can, tỳ, thận; thường gặp nhất là do can thận bất túc và do can thận bất túc kết hợp tâm tỳ lưỡng hư.
Từ khóa: Tự kỷ, trẻ em, y học cổ truyền, CARS
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tự kỷ, trẻ em, y học cổ truyền, CARS
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Vui. Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng và rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam, 2017-2019, 2020.
3. Hyman SL, Levy SE, Myers SM. AAP Council on Children with Disabilities, Section on Developmental and Behavioral Pediatrics. Executive summary: identification, evaluation, and management of children with autism spectrum disorder. Pediatrics, 2020, 145:e20193448.
4. Phạm Trung Kiên. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và kết quả điểu trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên. Y học thực hành, 2013, 12(899), tr.24–27.
5. Halfon N, Kuo AA. What DSM-5 could mean to children with autism and their families. JAMA Pediatr, 2013, 167(7), pp.608–613.
6. Seltzer MM, Krauss MW, Shattuck PT, Orsmond G, Swe A, Lord C. The symptoms of autism spectrum disorders in adolescence and adulthood. J Autism Dev Disord, 2003, 33(6), pp.565–581.