Nghiên cứu tác dụng của bột cốm Kiện tỳ chỉ thống - HV trên mô hình trào ngược dạ dày thực quản trên thực nghiệm

Hoàng Trọng Quân1,, Phạm Thủy Phương1, Phạm Quốc Bình 1
1 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng của bột cốm Kiện tỳ chỉ thống - HV trên mô hình trào ngược dạ dày thực quản trên thực nghiệm.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm trên động vật thực nghiệm. Chuột cống trắng chủng Wistar, cả hai giống, khỏe mạnh, cân nặng 220 ± 30g. Động vật được nuôi 5-7 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm với đầy đủ thức ăn và nước uống tại Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội.


Kết quả: Với hai mức liều: Kiện tỳ chỉ thống - HV  liều tương đương liều dự kiến lâm sàng (1,8 g/kg/ ngày) và liều cao gấp 2 lần lâm sàng (3,6 g/kg/ngày) đều làm tăng pH dịch vị, làm giảm độ acid toàn phần có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình. Đồng thời có xu hướng làm giảm thể tích dịch vị, giảm độ acid tự do và diện tích loét trung bình, chỉ số thực quản so với lô mô hình. Tỷ lệ giảm loét so với lô mô hình tương ứng là 22,72%; 1,80%. Không có sự khác biệt về mức độ tác dụng của Kiện tỳ chỉ thống - HV và esomeprazol về độ acid toàn phần, pH dịch vị, diện tích tổn thương thực quản và chỉ số thực quản. Cũng như không có sự khác biệt về mức độ tác dụng giữa hai mức liều Kiện tỳ chỉ thống - HV trên thực nghiệm.


Kết luận: Bột cốm Kiện tỳ chỉ thống - HV có tác dụng trên mô hình trào ngược dạ dày thực quản trên thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Tuấn Dũng, Tạ Long, Nguyễn Quang Chung. Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của viêm dạ dày mạn. Tạp chí Nội khoa, 1/1997, tr.58 – 63.
2. Phạm Khuê và cộng sự. Thống kê tỷ lệ GERD tá tràng ở Miền Bắc. Tạp chí thầy thuốc Việt Nam, 1979, tr.30 – 37.
3. Joni Sharma, Shyam Sundar Gupta, B Pavan Kumar DU Roshni Khare, et al. Effect of USNIC acid and Cladonia Furcata extract on gastroesophageal reflux disease in rat. International Journal of Experimental Pharmacology, 2014, 4(1), pp.55-60.
4. Sameh S. Zaghlool, Ali A. AboSeif, Mohamed A. Rabeh et al. Gastro-
Protective and Anti-Oxidant Potential of Althaea officinalis and Solanum nigrum on Pyloric Ligation/Indomethacin-Induced Ulceration in Rats. Antioxidants (Basel), 2019, 8(11), pp.512.
5. Jinxi He et al. Surgical Models of Gastroesophageal Reflux with Mice. J Vis Exp.
2015, pp.102.