Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng lên các chỉ số huyết học của Cao khô thanh nhiệt trên thực nghiệm

Hoàng Trọng Tuấn1,, Nguyễn Duy Thuần1, Nguyễn Phương Hiền1, Lê Thu Trang1, Nguyễn Thị Thu Thủy2, Nguyễn Hoàng Ngân3
1 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng lên các chỉ số huyết học của Cao khô thanh nhiệt trên thực nghiệm.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu độc tính cấp của Cao khô thanh nhiệt trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp thử nghiệm giới hạn áp dụng cho mẫu thử có nguồn gốc từ thực vật ít độc tính, theo hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của Bộ Y tế, đánh giá ảnh hưởng lên các chỉ số huyết học trên chuột cống trắng được tiến hành theo hướng dẫn của WHO theo đường uống.


Kết quả: Độc tính cấp: liều cao nhất 10g/kg (tương đương gấp khoảng 11 lần liều tối đa trên lâm sàng) không gây chết chuột, chưa xác định LD50 theo đường uống. Ảnh hưởng lên các chỉ số huyết học: Cao khô thanh nhiệt ở cả 2 liều 525 mg/kg/24h (tương đương liều trên lâm sàng) và 1575 mg/ kg/24h (gấp 3 liều lâm sàng) đều không gây ảnh hưởng đến các chỉ số huyết học của chuột cống trắng sau 30 ngày và 60 ngày uống thuốc.


Kết luận: Cao khô thanh nhiệt không gây độc tính cấp trên chuột nhắt trắng uống đến liều 10,0g/ kg/24h, không gây ảnh hưởng đến các chỉ số huyết học khi cho chuột cống trắng uống liều 525 mg/ kg/24h và liều 1575 mg/kg/24h liên tục trong 60 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tô Như Khuê, Nguyễn An Quy. Nhận xét về một số chi tiêu thể lực chức năng sinh lý của các đơn vị bộ đội trong những năm qua. Kỷ yếu công trình KHKT Vệ sinh phòng dịch Bệnh truyền nhiễm, Tổng cục Hậu cần, Cục Quân y, 1981, tr.40-46.
2. Bùi Thụ, Phạm Quý Soạn, Trần Văn Chấn. Biến đổi và hồi phục mạch, nhiệt ở công nhân lò cao. Kỷ yếu công trình nghiên cứu y học lao động (1960 -1970), Viện Vệ sinh dịch tễ học, Hà Nội, 1970, tr. 1-2.
3. Chang, C.-K., Chang, C.-P., Liu, S.-Y., & Lin, M.-T. Oxidative stress and ischemic injuries in heat stroke. Neurobiology of Hyperthermia, 2007, pp.525–546.
4. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Tạp chí dược học, 2006, số 479, tr. 38-41.
5. Bộ Y tế. Hướng dẫn lập Thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Thông tư số 141/QĐ-K2ĐT, 2015, ngày 27/10/2015.
6. Organization of Economic Co-operation and Development – OECD. The OECD Guideline for Testing of Chemicals: 423 Acute Oral ToxicityAcute Toxic Class Method. OECD, Paris, France, 2001.
7. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương. Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, 2001.
8. Phan Văn Minh. Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng tăng khả năng chịu đựng với gánh nặng nhiệt trên thực nghiệm của cao khô giải thử thang. Luận văn thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y, 2018.