Nghiên cứu độc tính của dịch chiết húng quế (Ocimum Basilicum L.) đến điện tâm đồ ở thỏ thực nghiệm

Nguyễn Thị Minh Thu1,, Nguyễn Thị Loan2, Trần Thanh Dương3
1 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam
3 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết nước Húng quế (Ocimum basilicum L.) đến điện tim của thỏ thí nghiệm với liều đường uống liên tục 28 ngày.


Đối tượng và Phương pháp: Tiến hành theo hướng dẫn của Bộ Y tế và OECD về thử độc tính bán trường diễn. Dịch chiết nước húng quế được dùng bằng đường uống trên thỏ ở 2 mức liều 0,6 và 1,8 g/kg/ngày x 28 ngày liên tiếp. Thử nghiệm tiến hành song song với nhóm chứng. Ghi điện tim thỏ ở các ngày N0 (trước khi dùng thuốc), N14 và N29. Điện tim thỏ được ghi ở 12 đạo trình (3 đạo trình song cực chi, 3 đạo trình đơn cực chi, 6 đạo trình đơn cực ngực). Các chỉ tiêu đánh giá gồm: nhịp tim, sóng P, khoảng PQ, phức bộ QRS, sóng T, khoảng QT, và các dấu hiệu khác (nếu có).


Kết quả: Dịch chiết húng quế ở cả hai mức liều 0,6 và 1,8 g/kg/ngày x 28 ngày liên tiếp không làm thay đổi có ý nghĩa thống kê nhịp tim và các sóng điện tim (sóng P, khoảng PQ, phức bộ QRS, sóng T, khoảng QT) tại các thời điểm trước uống thuốc (ngày 0), ngày 14 và ngày 29 (sau đợt dùng thuốc). Các chỉ số trên giữa lô dùng thuốc và lô chứng cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (các giá trị p > 0,05).


Kết luận: Như vậy, dịch chiết húng quế ở liều 0,6 và 1,8 g/kg/ngày x 28 ngày liên tiếp an toàn với tim thỏ thí nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Science direct, “Basil – an overview”, Science direct, 2019, 14 pages.
2. Hồ Thị Ánh, Nghiên cứu bước đầu khả năng kháng khuẩn của các loại tinh dầu li trích từ cây Húng quế (Ocimum basilicum L.) và cây Húng cây (Mentha arvensis L.), Khóa luận tốt nghiệp đại học- ĐH Nông Lâm TP.HCM, 2009.
3. Liêu Thùy Linh, Ngô Nguyễn Nhật Hà, Phan Thị Kim Liên, Hà T T M và cộng sự, "Khảo sát ảnh hưởng của tinh dầu quế, sả chanh, húng quế, bạc hà và tác dụng kết hợp của chúng tới Saccharomyces cerevisiae và Aspergillus niger", Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1982-2017), 2017, tr.127-134.
4. Bộ Y tế, Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu”, 2015.
5. OECD, “Repeated dose 28-oral toxicity study in rodents”, OECD guidelines for the testing of chemicals, No. 407, 2008.
6. Nguyễn Quang Tuấn, Thực hành đọc điện tim, Nhà Xuất bản y học, 2014.
7. Keith W.S., “Basil: A Brief Summary of Potential Health Benefits”, Nutrition today, Volume 53, Number 2, 2018, pp. 92-97.