Đánh giá nguồn lực và cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa

Nam Mai1,, Đoàn Quang Huy2
1 Bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa
2 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2022; Mô tả đặc điểm cơ cấu bệnh tật của người bệnh đến và điều trị tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa từ năm 2017 đến năm 2021.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng: cán bộ, viên chức hợp đồng lao động, trang thiết bị và cơ sở vật chất tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa; Hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú và nội trú tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa từ năm 2017 đến năm 2021.


Kết quả: Tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học chiếm 17,4%, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chiếm 25,9%, Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ 55,2%. Tỷ lệ cán bộ có thâm niên 10-15 năm chiếm tỷ lệ 21,9%, tỷ lệ lao động từ 15 năm trở lên 34,3%. Tỷ lệ lao động biên chế cao với 95,5%, tỷ lệ lao động hợp đồng chiếm 4,5 %. Bệnh viện được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, tuy nhiên chưa có nhiều các trang thiết bị kỹ thuật cao. Số lượng bệnh nhân điều trị ngoại trú hàng năm tại bệnh viện tương đối ít dưới 20 bệnh nhân/năm. Tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi từ 60-79 chiếm tỷ lệ cao nhất với trên 50% qua các năm. Tỷ lệ bệnh nhân dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít qua các năm khoảng dưới 3%. Đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú có nơi cư trú tại nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn. Thoái hóa đa khớp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm, các mặt bệnh khác như liệt nửa người, đau lưng, cũng chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ khỏi, đỡ bệnh luôn chiếm tỷ lệ rất cao qua các năm lên đến trên 95%. Chưa có trường hợp tử vong nào trong các năm từ 2017 đến 2021 tại bệnh viện. Tỷ lệ chuyển tuyến khám chữa bệnh luôn ở mức rất thấp từ 0-1,8% qua các năm.


Kết luận: Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất. Phần lớn là bệnh nhân điều trị nội trú với tỷ lệ bệnh cơ xương khớp và mô liên kết chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh viện khá đủ trang thiết bị nhưng chưa có nhiều trang thiết bị kỹ thuật cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2014, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2014, tr.170.
2. Phạm Việt Hoàng. Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2013, tr.63.
3. Phạm Hoàng Giang. Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú và thực trạng nguồn lực tại Bệnh viện YHCT Hà Đông, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y- Dược học cổ truyền Việt Nam, 2020, tr.70.
4. Nguyễn Xuân Thủy. Đánh giá mô hình bệnh tật, thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, 2020, tr.74.
5. Phạm Thị Huệ. Nghiên cứu thực trạng cơ cấu bệnh tật và công tác điều trị tại khoa y học cổ truyền, Bệnh viện đại học Y Hải Phòng năm 2018-2019, Tạp chí y học Việt Nam, tập 503- tháng 6 - số đặc biệt - phần 2 - năm 2021, 2019, tr.98.