Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp laser nội mạch trong điều trị rối loạn giấc ngủ thể can uất hóa hỏa

Lê Thị Chung1,, Phạm Quốc Bình2
1 Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
2 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp laser nội mạch trong điều trị rối loạn giấc ngủ thể Can uất hoá hoả tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2022 và theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng, có đối chứng so sánh kết quả trước và sau điều trị. Chọn cỡ mẫu thuận tiện, số lượng 60 bệnh nhân chia 2 nhóm: 30 bệnh nhân nhóm chứng, 30 bệnh nhân nhóm nghiên cứu.


Kết quả: Đánh giá hiệu quả cải thiện giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh: Thời lượng giấc ngủ sau 15 ngày điều trị nhóm chứng 5,4 ± 0,72 giờ; nhóm nghiên cứu 6,46 ± 0,97 giờ với p < 0,01. Thời gian đi vào giấc ngủ sau 15 ngày điều trị nhóm chứng 42,53 ± 13,2 (phút) nhóm nghiên cứu 23,4 ± 7,92 với p <0,01. Hiệu quả giấc ngủ sau 15 ngày điều trị, nhóm chứng 71,1±5,39 %; nhóm nghiên cứu 78 ± 5,38 tăng thêm 6,9 ± 5,38% với p < 0,01. Tổng điểm PSQI sau 15 ngày điều trị của nhóm chứng 8,20 ± 2,28 nhóm nghiên cứu 5,06 ± 1,94 điểm với p <0,01. Kết quả điều trị chung sau 15 ngày: nhóm chứng không RLGN 13,3%, có RLGN 86,7%; nhóm nghiên cứu không RLGN là 83,3% có RLGN là 16,7%, với p<0,01.


Kết luận: Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ được khắc phục dần trở lại bình thường với p < 0,05. Đây là phương pháp an toàn, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu, chỉ số sinh tồn (p >0.05). Các rối loạn trong giấc ngủ và rối loạn trong ngày được cải thiện với p <0,05.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hữu Bình. Rối loạn giấc ngủ, Giáo trình tâm thần học dành cho bác sỹ đa khoa. Trường đại học Y Hà Nội, Bộ môn tâm thần, 2006, tr. 245–251.
2. Taylor D., Gehrman P., Dautovich N.D., et al. Handbook of Insomnia, Original text. Springer Healthcare Communications, 2014.
3. Bộ môn tâm thần học và tâm lý học y học - Học viện Quân Y. Tâm thần học và tâm lý học. Tâm thần học và tâm lý học y học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân Dân, Hà Nội, 2007, tr. 228.
4. Nguyễn Nhược Kim, Nguyễn Thị Thu Hà. Thất miên. Nhà xuất bản Y học, Đại học Y Hà Nội. 2016. tr. 215–225.
5. Moskvin SV. Low-Level Laser Therapy. "Western School" vs "Eastern School". J Lasers Med Sci, 2021 Oct 20, 12:e66, doi: 10.34172/jlms.2021.66, PMID: 35155151, PMCID: PMC8837864.
6. Bùi Quang Huy. Giấc ngủ bình thường. Rối loạn giấc ngủ. Nhà xuất bản Y học, 2016, tr.7-13.
7. Đặng Vũ Hoàng. Laser y học và vấn đề an toàn. Luận án thạc sỹ, Phân viện Vật lý Y Sinh học, 2013, tr. 20- 40
8. Đinh Danh Sáng. Đánh giá tác dụng cải thiện giấc ngủ của nhĩ châm trong điều trị bệnh nhân rối loạn giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội, 2016, tr. 47-52.
9. Bộ Y tế. Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD10). 1, 2015, tr.193–195, 241.
10. Chang Yuan Ling, Chang Shin Tsu. The effects of intravascular photobiomodulation on sleep disturbance caused by Guillain-Barré syndrome after Astrazeneca vaccine inoculation: Case report and literature review. Medicine (Baltimore), 2022 Feb 11, 101(6):e28758, doi: 10.1097/MD.0000000000028758, PMID: 35147100, PMCID: PMC8830854.