Nghiên cứu kết quả bài thuốc Thái bình HV kết hợp điện châm điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát

Võ Văn Đức1,, Lê Thị Kim Dung2
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An
2 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bài thuốc Thái bình HV kết hợp điện châm trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị, so sánh với nhóm chứng. Nghiên cứu tiến hành trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hoá khớp gối nguyên phát giai đoạn 1 và 2 theo phân loại Kellgren Lawrence được điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An từ tháng 04 đến tháng 11 năm 2022.


Kết quả: Sau 20 ngày điều trị kết quả trên các chỉ số nghiên cứu của nhóm nghiên cứu có xu hướng tốt hơn nhóm chứng. Điểm VAS của nhóm nghiên cứu giảm 3,77 ± 1,01 (điểm) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 3,03 ± 1,27 (điểm).  Góc gấp khớp gối của nhóm nghiên cứu tăng 33,03 ± 7,69 (độ) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 26,37 ± 10,40 (độ).  Chỉ số gót mông của nhóm nghiên cứu giảm 13,83 ± 3,59 (cm) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 11,13 ± 3,43 (cm).  Điểm WOMAC nhóm nghiên cứu giảm 42,07 ± 10,19 (điểm) nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 35,23 ± 11,23 (điểm). Điểm ODI của nhóm nghiên cứu giảm 18,10 ± 6,17 (điểm) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng là 11,07 ± 6,99 (điểm).


Kết luận: Bài thuốc Thái bình HV kết hợp điện châm điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát có tác dụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Deshpande BR, Katz JN, Solomon DH, et al. Number of persons with symptomatic knee osteoarthritis in the US: impact of race and ethnicity, age, sex, and obesity. Arthritis Care Res (Hoboken), 2016, 68, pp.1743-1750.
2. Bộ Y tế. Thoái hóa khớp, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2015, tr.140-153
3. Pal CP, Singh P, Chaturvedi S, et al. Epidemiology of knee osteoarthritis in India and related factors. Indian J Orthop, 2016, 50, pp.518–22.
4. Van Tunen JAC, Dell’isola A, Juhl C, et al. Association of malalignment, muscular dysfunction, proprioception, laxity and abnormal joint loading with tibiofemoral knee osteoarthritis - a systematic review and meta-analysis. BMC Musculoskelet Disord, 2018, 19, pp.273.
5. Nguyễn Thị Như Quý. Nghiên cứu tác dụng chống viêm của Bài thuốc “Thái bình HV” trên động vật thực nghiệm. Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam, 2020.
6. Altman R, Alarcón G, Appelrouth D, Bloch D, et al. The American College of Rheumatology criteria for the classification and reporting of osteoarthritis of the hip. Arthritis Rheum, 1991 May, 34(5), pp.505-514.