Nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại gia đình của người bệnh ở quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Trần Thị Minh Tâm1, Hoàng Thị Hạnh2,
1 Trường Đại học Phenikaa
2 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ người dân mắc bệnh lí cơ xương khớp tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. 2. Đánh giá nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại gia đình của người bệnh tại phường 5, quận 10, phường 14, quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.


Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. Cỡ mẫu 505 người dân được chọn theo phương pháp lấy mẫu cụm và hệ thống. Đánh giá tỉ lệ mắc bệnh cơ xương khớp, đặc điểm bệnh lý và nhu cầu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền điều trị bệnh lí cơ xương khớp.


Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 505 đối tượng khảo sát, có 346 đối tượng hiện mắc bệnh lí cơ xương khớp, chiếm tỷ lệ 68,51%, và 159 đối tượng không hiện mắc bệnh lí cơ xương khớp, chiếm tỷ lệ 31,49%. Tỷ lệ người bệnh cơ xương khớp tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022 có nhu cầu điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền tại gia đình là 74,9%. Trong đó, phương pháp mong muốn cao thứ hai là thuốc thang với 86,4%, tiếp đến là thuốc thành phẩm với 69,4%, dưỡng sinh với 63,3%, châm cứu là 43,6%, xoa bóp bấm huyệt có tỉ lệ thấp nhất là 37%, các phương pháp khác (gồm giác hơi, bó thuốc, xông thuốc, chườm thuốc, ngâm thuốc thảo dược, …) chiếm tỉ lệ cao nhất là 89%.


Kết luận: Tỷ lệ người dân mắc bệnh cơ xương khớp khá cao (68,51%). Nhu cầu điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền là cao, trong đó cao nhất là nhu cầu sử dụng các biện pháp chăm sóc khác (giác hơi, bó thuốc, xông thuốc, chườm thuốc,…)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, 2010, tr.1-3.
2. Dong, Hongyun, et al., Prevalence and associated factors of musculoskeletal disorders among Chinese healthcare professionals working in tertiary hospitals: a cross-sectional study, BMC musculoskeletal disorders, 2019, 20(1), pp. 1-7.
3. Nguyễn Ngọc Tiến, Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam, 2019.
4. Dung, Hạnh, Hiệu quả dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà, 2020, accessed, from http://dongnaicdc.vn/hieu-qua-dich-vu-cham-soc-nguoi-benh-tai-nha.
5. Peláez-Ballestas, I., et al., Prevalence and factors associated with musculoskeletal disorders and rheumatic diseases in indigenous Maya-Yucateco people: a cross-sectional community-based study, Clinical rheumatology, 2016, 35(1), pp.15-23.
6. Bang, Kyung-Sook, et al., Health status and the demand for healthcare among the elderly in the rural Quoc-Oai District of Hanoi in Vietnam, BioMed research international, 2017.
7. Huang, Ching-Wen, et al., Utilization patterns of traditional medicine in Taiwan and South Korea by using national health insurance data in 2011, PLoS One, 2018, 13(12), p. e0208569.
8. Xia, Yu, et al., Rural–urban differences in home-based care willingness among older adults: A cross-sectional study in Shandong, China, International Journal for Quality in Health Care, 2020, 32(2), pp. 126-134.
9. Hoàng Thị Hoa Lý, Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh Miền Trung, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2015.
10. Lê Văn Trung, Tình hình sử dụng Y học cổ truyền trong chữa trị một số chứng bệnh thông thường của người dân thành phố Quy Nhơn năm 2016, 2020, accessed, from https://bvquyhoa.vn/tinh-hinh-su-dung-y-hoc-co-truyen-trong-chua-tri-mot-so-chung-benh-thong-thuong-cua-nguoi-dan-thanh-pho-quy-nhon-nam-2016.