Nghiên cứu tác dụng kích ứng da và ảnh hưởng của tinh dầu húng quế (ocimum basilicum l.) Đến một số chức năng sống của thỏ thực nghiệm

Nguyễn Thị Minh Thu1,, Nguyễn Đức Thành1, Nguyễn Thị Phương2
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 5 năm 2021, tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.


Mục tiêu: Đánh giá tác dụng kích ứng da và ảnh hưởng của tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L. Lamiaceae) đến một số chức năng sống của thỏ thí nghiệm.


Phương pháp: Tiến hành theo hướng dẫn của Bộ Y tế và OECD.


Kết quả: Tinh dầu húng quế nguyên chất và hỗn hợp tinh dầu - ethanol 700 (7:3) không gây kích ứng da thỏ sau 24 giờ theo dõi liên tục (không gây mẩn đỏ, không phù nề, không gây viêm da), không làm thay đổi có ý nghĩa thống kê các chỉ số thân nhiệt, nhịp thở và nhịp tim của thỏ tại các thời điểm 1, 4, 6 và 24 giờ sau khi dùng chất thử so với trước khi dùng (các giá trị p > 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (1999), Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm và phương pháp thử kích ứng trên
da, Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Nguyễn Thị Minh Thu, Đoàn Minh Khiết (2021), “Nghiên cứu tác dụng xua muỗi Aedes aegypti của dịch chiết Húng quế Ocimum basilicum L. Lamiaceae trên thực nghiệm”, Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam, số 3 (36), tr. 16-22.
3. Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Đức Thành, Đoàn Minh Khiết (2021), “Nghiên cứu tác dụng xua muỗi của tinh dầu húng quế Ocimum basilicum L. Lamiaceae trên thực nghiệm”, Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam, số đặc biệt 20/11, tr. 5-12.
4. Keith W.S. (2018), “Basil: A Brief Summary of Potential Health Benefits”, Nutrition today, Volume 53, Number 2, p. 92-97.
5. Kiplang’at K.P., Mwangi R.W (2013), “Repellent activities of Ocimum basilicum, Azadirachta indica and Eucalyptus citriodora extracts on rabbit skin against Aedes aegypti”, Journal of Entomology and Zoology Studies, 1 (5): 84-91.
6. OECD (2015), Guideline for testing of chemicals - Acute dermal irritation/ Corrosion, No.404.
7. Opalchenova G., Obreshkova D. (2003), “Comparative studies on the activity of basil - an essential oil from Ocimum basilicum L. - against multidrug resistant clinical isolates of the of genera Staphylococcus, Enterococcus, and Pseudomonas by using different test methods”, Journal of Microbiological methods, Volume 54, Issue 1, p. 105-110.
8. Science direct (2019), “Basil – an overview”, Science direct, 14 pages.
9. Sritabutra D., Soonwera M. (2013), “Repellent activity of herbal essential oils against Aedes aegypti (Linn.) and Culex quinquefasciatus (Say.)”, Asian Pacific Journal of Tropical Disease, 3(4): 271-276.