Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống cổ tại trung tâm y tế huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Mai Hồng Cẩm1,, Trương Thị Ngọc Lan2
1 Trung tâm Y tế huyện Tam Bình
2 Viện Y Dược dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ của phương pháp xoa bóp bấm huyệt.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước – sau điều trị. Tiến hành: 100 bệnh nhân thoái hóa cột sồng cổ thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và không vị phạm tiêu chuẩn loại trừ được điều trị bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt theo quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế, liệu trình điều trị 14 ngày. Hiệu quả của phương pháp được đánh giá dựa trên sự thay đổi 3 chỉ số: điểm đau VAS, tầm vận động cột sống cổ và điểm đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày (Northwick Pack Neck Pain Questionaire) tại thời điểm ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi kết thúc điều trị.


Kết quả: Kết quả sau 14 ngày điều trị, giá trị trung bình điểm đau VAS giảm xuống còn 2,08 ± 0,87 so với thời điểm trước điều trị là 5,44 ± 1,46; Tăng tầm vận động cột sống cổ ở tất cả các tư thế: tỷ lệ bệnh nhân không còn hạn chế vận 81%, hạn chế ít 16%, hạn chế vừa 2%, hạn chế nhiều 1%. Điểm NPQ sau can thiệp giảm tốt xuống còn 6,92 ± 6,66 so với trước điều trị là 21,23 ± 3,81. Hiệu quả điều trị chung: 77% tốt, 22% khá, 1% trung. Khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,01.


Kết luận: Phương pháp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng điều trị tốt trên bệnh nhân thoái hóa cột sống


cổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2008). Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền, Quy trình 46 (Điện châm điều trị hội chứng vai gáy), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011) “Bệnh học cơ xương khớp nội khoa”, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 140- 153
3. Trịnh Thị Hương Giang (2019). Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai canh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Nucleo C.M.P, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Joel A. Delisa, Bruce M. Gans (1998). Rehabilitation Medicine: principles and practice, Lippincott – Raven Publishers

5. Hedding-Eckerich (2003). Use of pyrimidine nucleotides for the treatment of affections of the peripheral nervous system, Nanoscale, 9(21), 7047-7054.
6. 郭朝卿,程英武.推拿局部镇痛机制的概述[J].湖北中医药大学学报,2015,17(1):107-110.

Guo Chaoqing, Cheng Yingwu. Tổng quan về cơ chế giảm đau cục bộ của xoa bóp [J]. Tạp chí Trung y Dược Đại học Hồ Bắc, 2015,17 (1): 107-110.
7. 李金学,向昌菊,刘秀芹,等.痹痛消治疗颈椎病颈痛的临床研究[J].中国中西医结合杂志,2001,21(7):
516-518.

Li Jinxue, Xiang Changju, Liu Xiuqin, và cộng sự. Nghiên cứu lâm sàng tác dụng Bitongxiao trong điều trị đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ [J]. Tạp chí Đông Tây Y kết hợp Trung Quốc, 2001, 21 (7): 516-518