Đánh giá tác dụng điều trị bệnh Parkinson của các hợp chất trong cây Câu Đằng (Uncaria Rhynchophylla) bằng phương pháp docking phân tử

Cao Thị Lan Anh1,, Trần Hoàng Mai1, Tạ Thị Thu Hằng1, Bùi Thanh Tùng1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Parkinson (PD) là một bệnh thoái hóa thần kinh phức tạp với các đặc trưng nổi bật là rối loạn vận động não, mất ổn định tư thế, rối loạn vận động mặt, cứng cơ và run. Adenosine A2A (A2AAR) là một loại thụ thể adenosin có tương tác đối kháng sinh lý các thụ thể dopamine có trong thể vân và có liên quan đến sự phát triển của chứng rối loạn vận động. Monoamine oxidase B (MAO-B) phân hủy dopamine thành hydrogen peroxide do đó nó liên quan tới những tổn thương trong PD. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá tác dụng ức chế A2AAR và MAO-B của các hợp chất trong cây Câu Đằng bằng phương pháp docking phân tử. Dựa trên các tài liệu đã công bố, chúng tôi thu được 80 hợp chất từ cây Câu Đằng. Kết quả sàng lọc insilico cho thấy có 4 hợp chất bao gồm cinchonain Id, acid hyptatic A, acid uncarinic B và acid ursolic lactone thể hiện khả năng ức chế cả 2 đích A2AAR và MAO-B, thỏa mãn quy tắc 5 Linpiski với các đặc tính dược động học ADMET khả quan và ít độc tính, có tiềm năng phát triển thành thuốc điều trị Parkinson.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Katila, N., et al., Activation of AMPK/aPKCζ/CREB pathway by metformin is associated with
upregulation of GDNF and dopamine. Biochem Pharmacol, 2020. 180: p. 114193.
2. Wang, M., et al., Discovery of novel dual adenosine A1/A2A receptor antagonists using deep learning, pharmacophore modeling and molecular docking. PLoS Comput Biol, 2021. 17(3): p. e1008821.
3. Hevener, K.E., et al., Validation of molecular docking programs for virtual screening against dihydropteroate synthase. J Chem Inf Model, 2009. 49(2): p. 444-60.
4. Acin, S., et al., Triterpene-enriched fractions from Eucalyptus tereticornis ameliorate metabolic alterations in a mouse model of diet-induced obesity. J Ethnopharmacol, 2021. 265: p. 113298.