Đánh giá tác dụng điều trị tăng huyết áp độ I, I của viên nén thanh can HV trên lâm sàng

Lê Thị Thủy Tiên1,, Phạm Thủy Phương1, Hoàng Trọng Quân1, Phạm Quốc Bình1
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp độ I, II của viên nén “Thanh Can HV” trên lâm sàng. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, có chẩn đoán là tăng huyết áp nguyên phát độ 1, 2 (theo tiêu chuẩn khuyến cáo 2018 của Hội Tim mạch học Việt Nam). 


Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị có nhóm đối chứng. 


Kết quả: Sử dụng viên nén Thanh Can HV điều trị bệnh nhân tăng huyết áp trong 28 ngày làm giảm có ý nghĩa thống kê các chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình; 100% bệnh nhân sau sử dụng thuốc đều hạ huyết áp trong đó tỷ lệ đạt HA mục tiêu là 73,2%; Hiệu quả hạ áp tương đương với nhóm đối chứng sử dụng Amlodipine. Viên nén Thanh can HV có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng tốt hơn thuốc Amlodipine, hiệu quả viên nén Thanh can HV đạt 92,7%. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt (2009), Dự án quốc gia phòng chống bệnh tăng huyết áp, Viện Tim mạch Việt Nam. 2. Trần Quốc Bảo (2011), Bệnh học nội khoa Y học Cổ truyền, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 262-270. 3. Hoàng Bảo Châu (2006), Nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, tr 163-173.
4. Trần Văn Huy (2018), Cập nhật khuyến cáo chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp 2018, Phân hội tăng huyết áp / Hội Tim mạch Việt Nam, Báo cáo tại Hội nghị tim mạch toàn Quốc lần thứ 16.
5. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, NXB Y học, tr 54-60.
6. WHO/ISH (1999), 1999 World Health Organization - International Society of Hypertension, J.of Hypert. 17, PP.151-83.
7. Trần Quốc Bảo (2012), Tăng huyết áp, Bệnh học nội khoa Y học Cổ truyền, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 13-20.