Xây dựng quy trình bào chế vị thuốc thần khúc (Massa medicata fermentata)

Phùng Thanh Long1,, Nguyễn Thành Công1, Lê Khánh Huyền1, Nguyễn Hoàng Việt1, Nguyễn Công Lương2
1 Khoa Dược – Trường Đại học Đại Nam
2 Phòng Quản lý Dược cổ truyền, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xây dựng quy trình bào chế vị thuốc thần khúc (Massa medicata fermentata) nhằm tăng tác dụng của vị thuốc này thông qua việc tối ưu hóa hoạt độ enzym amylase.


Đối tượng phương pháp: Đối tượng nghiên cứu thần khúc được lên men từ những nguyên liệu quy trình khác nhau. Tiến hành thay đổi các thông số trong quy trình bào chế Thần Khúc, bao gồm công thức, nhiệt độ lên men, độ ẩm lên men, thời gian lên men, sau đó đánh giá hoạt độ enzym amylase để tìm ra công thức quy trình tối ưu.


Kết quả: Công thức quy trình sản xuất thần khúc cho hoạt độ enzym amylase cao nhất như sau: Công thức gồm 500g bột gạo, 5g nghệ, 5g lá dâu, 5g ngải cứu, 5g ké đầu ngựa. Điều kiện lên men: nhiệt độ 40°C, độ ẩm 75%, thời gian 4 ngày. Sản phẩm thần khúc thu được tỉ lệ hoạt độ enzym amylase 53,62 ± 2,19 %.


Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng được quy trình bào chế thần khúc tối ưu hóa hoạt độ enzym amylase.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fu FQ, Xu M, Wei Z, Li W(2020), “Biostudy on Traditional Chinese Medicine Massa Medicata Fermentata”, ACS Omega, 5 (19), p.10987-10994.
2. Nguyễn Trung Hoà (2015), Đông Y toàn tập, NXB Thuận Hoá, TP.HCM, tr.720-723.
3. Đỗ Tất Lợi (2015), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr.358-360.
4. Trần Thuý, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2012), Bài giảng Y học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội, tr.220-222.
5. Wohlgemuth J (1908), Studies of diastase, Biochem Z, 9 (1908), p.1.