Thực trạng đau ba ngày đầu sau mổ và yếu tố liên quan của người bệnh phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi

Lương Mạnh Tường1,, Phạm Thị Hồng Thi1, Vũ Dũng2
1 Viện Tim mạch Việt Nam
2 Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: tả triệu chứng đau trong ba ngày đầu sau mổ của người bệnh được phẫu thuật nội soi thông liên nhĩ phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng đau của người bệnh.


Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tả tiến cứu (theo dõi ngày 1, ngày 2, ngày 3) trên 37 người bệnh phẫu thuật thông liên nhĩ nội soi gây vùng từ 18 tuổi trở lên tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Người bệnh được đánh giá mức độ đau bằng thang VAS.


Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2/3, tuổi trung bình 37,8 ± 13,2 (tuổi). Mức độ đau trung bình của người bệnh giảm từ 3,62±0,82 (ngày thứ 1), 2,27±0,45 (ngày thứ 2), 1,73±0,51 (ngày thứ 3) (p<0,001). Ngày thứ 1, 56,8% đau ít, 40,5% đau vừa, 2,7% rất đau. Ngày thứ 2, 100% đau ít. Ngày 3, 29,7% không đau, 70,3% đau ít. 100% người bệnh đau ở mạn sườn phải, hạ sườn phải. Tỷ lệ đau ở cổ giảm từ 89,2% ở ngày 1 xuống 8,1% ở ngày 2 0,0% ngày 3. Tỷ lệ đau giữa hai xương bả vai 59,5% (ngày 1), 37,8% (ngày 2) 29,7% (ngày 3). Mức độ đau của nữ cao hơn nam, học sinh sinh viên cao hơn công nhân, nông dân, người bệnh rút nội khí quản muộn (6h-24h) cao hơn rút sớm (<6h), người bệnh không được giải thích tình trạng đau trong sau mổ cao hơn người bệnh được giải thích đầy đủ, các sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


Kết luận: Mức độ đau của người bệnh đa phần từ mức đau vừa trở xuống giảm dần trong 3 ngày sau mổ (p<0,001). Một số vị trí đau hay gặp mạn sườn trái, hạ sườn trái, cổ. yếu tố liên quan giữa mức độ đau với giới tính, nghề nghiệp, thời gian rút nội khí quản, được giải thích tình trạng đau trước mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Nam (2015), Đánh giá kết quả vá thông liên nhĩ theo phương pháp ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại trung tâm tim mạch bệnh viện E, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Hà Bửu Kiếm (2006), Đánh giá sự thay đổi áp lực động mạch phổi sau phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ đơn thuần, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Pass H.I., Crawford F.A., Sade R.M., et al. (1984). Congenital heart disease in adults. Am Surg,
50(1), 36–39.
4. Bartley E.J. and Fillingim R.B. (2013). Sex differences in pain: a brief review of clinical and experimental findings. Br J Anaesth, 111(1), 52–58.