Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dung dịch chứa Nano bạc trong Ethanol các nồng độ khác nhau

Trần Văn Thanh1,, Nguyễn Phương Dung1, Đặng Thị Nga1
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dung dịch Nano bạc trong ethanol sẽ giúp lựa chọn nồng độ Nano bạc và ethanol thấp nhất cho hiệu quả kháng khuẩn cao nhất.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm bằng cách pha loãng nồng độ nano bạc và nồng độ ethanol, đánh giá khả năng diệt khuẩn trên 3 chủng P. aeruginosa ATCC 27853, S. aureus ATCC 25923 E. coli ATCC 11775.


Kết quả: Dung dịch Nano bạc 1,53 ppm trong ethanol nồng độ trong nước từ 40,4 %- 70,3 % khả năng diệt khuẩn 100% mọi thời gian được thực hiện. Dung dịch Nano bạc 1,53 ppm trong ethanol 30,4% chỉ diệt khuẩn 100% VK P. aeruginosa ATCC 27853 S. aureus ATCC 25923 khi trong thời gian 1h, 2 h hoặc 4h diệt 100 % E.coli ATCC 11775 mọi thời gian được thực hiện. Dung dịch Nano bạc 1,53 ppm trong ethanol 20,4%, 10,5% không hiệu quả diệt khuẩn đáng kể. Dung dịch Nano bạc các nồng độ 1,02; 0,51; 0,26 ppm trong ethanol 40,4% đều khả năng diệt khuẩn 100% mọi thời gian được thực hiện.


Kết luận: Nano bạc 0,26 ppm kết hợp ethanol 40,4% nồng độ thấp nhất khả năng diệt khuẩn hoàn toàn với cả 3 chủng VSV nghiên cứu: P. aeruginosa ATCC 27853, S. aureus ATCC 25923 E. coli ATCC 11775.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Việt Hùng và Đoàn Cao Sơn và cộng sự (2016). Khảo sát tác dụng diệt khuẩn của gel rửa tay không dùng nước có chứa ethanol và nano bạc. Tạp chí Dược học, 477(1), 49–57.
2. Trương Thu Hiền và Nguyễn Như Lâm (20210). Nghiên cứu nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của dung dịch Nano bạc đối với một số chủng vi khuẩn. Tạp chí Y dược học quân sự, 8, 95–99.
3. Peters BM và Ward RM et al (2013)., Eficacy of ethanol against Candida albicans and Staphylococcus aureus polymicrobial biofilms. Antimicrob Agents Chemother, 57(1), 74–82.
4. Qing Y và Cheng L et al (2018). Potential antibacterial mechanism of silver nanoparticles and the optimization of orthopedic implants by advanced modification technologies. International journal of nanomedicine, 13, 3311–3327.
5. U.S. Department of Health & Human Services (2008). Guideline for Disinfection and Sterilization in Healthcare Facilities. .
6. Wang JJ và Xue YY (2016). Antimicrobial Applications and ToXicity of Nano – Silver in the Medical Field. Zhonghua Shao Shang Za Zhi, 32(10), 631–634.
7. WHO (2009). WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care. First Global Patient Safety Challenge Clean Care is Safer Care.