Tác dụng điều trị đau vùng cổ gáy thể phong thấp nhiệt bằng phương pháp Mãng châm huyệt Đại Chùy

Hà Quốc Tuấn1,, Nguyễn Duy Tuân, Ngô Quang Hải2
1 Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp Mãng châm huyệt Đại chùy trong điều trị đau vùng cổ gáy thể phong thấp nhiệt. 


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu theo phương pháp can thiệp lâm sàng tiến cứu, so sánh trước - sau điều trị, có nhóm đối chứng trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau vùng cổ gáy thể phong thấp nhiệt được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: 30 bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu (NNC) điều trị bằng Mãng châm huyệt Đại chùy và 30 bệnh nhân ở nhóm đối chứng (NĐC) điều trị bệnh bằng phương pháp điện châm tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 7/2021 đến hết tháng 01/2022. 


Kết quả: Sau 20 ngày điều trị, các bệnh nhân đều giảm điểm đau VAS, Tăng tầm vận động cột sống cổ, Giảm điểm NPQ. Hiệu quả điều trị chung: NNC: Tốt 70,00%, Khá 23,33%; Trung bình 6,67%; NĐC: Tốt là 63,33%; Khá: 26,66%; Trung bình 10%, không có hiệu quả kém. Hiệu quả điều trị của NNC cao hơn NĐC (p<0,05). 


Kết luận: Sử dụng phương pháp Mãng châm huyệt Đại chùy an toàn và hiệu quả trong điều trị đau cổ gáy thể phong thấp nhiệt. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015). Quy trình kỹ thuật châm cứu, Tài liệu hướng dẫn Quy trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Quy trình 42, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Mậu (2019) Đánh giá tác dụng điện châm và xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài thuốc TK1 trong điều trị đau cổ vai tay, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Lê Thị Diệu Hằng (2012). Đánh giá điều trị triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ bằng mãng điện châm kết hợp bài thuốc quyên tí thang, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Ngọc Ân (2011), Phác đồ điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Hội thấp khớp học Việt Nam
5. Hồ Hữu Lương (2017). Huyệt châm cứu trong thần kinh học, NXB y học, tr 142-143.
6. Victoria Quality Council (2007). Acute pain management measurement toolkit, Rural and Regional
Health and Aged Care Services Division, Victorian Government Department of Human Services, Melbourne, Victoria, Australia.
7. Dong He, Arne T Hostmark, Kaj bo Veiersted (2005).
性疼痛相关的社会和心理变量的影响-一项为期6个月零3年的RCT随访.第23(2)卷,52-61.