Đánh giá tác dụng chống xơ vữa động mạch của viên nang Anmaha trên động vật thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống xơ vữa động mạch của viên nang Anmaha trên chuột cống trắng Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm trên động vật có nhóm đối chứng. 50 chuột cống trắng chủng Wistar, giống đực, khỏe mạnh, trọng lượng 200-250g được chia ngẫu nhiên thành 5 lô: lô 1 (chứng sinh lý), lô 2 (chứng bệnh lý), lô 3 (tham chiếu), lô 4, 5 (uống Anmaha liều 336 mg/kg/24h và 672 mg/kg/24h). Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2021-9/2021.
Kết quả: Sau 14 ngày, so với lô mô hình: lô dùng thuốc thử liều 2 và lô dùng thuốc tham chiếu Atorvastatin có hàm lượng cholesterol toàn phần, TG, LDL-C trong máu, chỉ số Atherogenic index giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,01) và hàm lượng HDL-C trong máu tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau 28 ngày, so với lô mô hình: lô dùng thuốc thử liều 1, liều 2, và lô dùng thuốc tham chiếu Atorvastatin có hàm lượng cholesterol toàn phần, TG, LDL-C trong máu, chỉ số Atherogenic index giảm và HDL-C tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Kết luận: Viên nang Anmaha có tác dụng làm giảm các chỉ số xét nghiệm lipid trong máu, tăng HDL-C trong máu và giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tác dụng, xơ vữa động mạch, cholesterol toàn phần, TG, LDL-C, HDL-C, chỉ số Atherogenic index, viên nang Anmaha.
Tài liệu tham khảo
2. Pahwa R, Jialal I. (2021), Atherosclerosis, Stat Pearls Publishing.
3. Benjamin EJ, Blaha MJ, Chiuve SE, et al (2017), Heart disease and stroke statistics, The American Heart Association, 135, pp.1-459.
4. White J, Swedlow DI, Preiss D, et al (2016), Association of lipid fractions at risk for coronary artery disease and diabetes, JAMA Cardiol, 1(6), pp.692-699.
5. Nguyễn Trọng Thông (2011), Thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu, Dược lý học, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr.176-185.
6. Trần Thu Hương và CS (2018), Nghiên cứu quy trình chiết xuất phân đoạn giàu hợp chất polyphenol từ loài Hibiscus sabdariffa L.(Malvaceae) ứng dụng để chế tạo thực phẩm chức năng, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hội hóa học Việt Nam.
7. Eun-Soo Jung M.S (2014), Reduction of blood lipid parameters by a 12-wk supplementation of aged black garlic: A randomized controlled trial, Nutrition, Vol. 30 (9), pp. 1034-1039.
8. Yurina V, Yunita EP, Raras TYM et al (2019), Prolonged-Heated High-Fat Diet Increase the Serum LDL Cholesterol Level and Induce the Early Atherosclerotic Plaque Development in Wistar Rats, Journal of Tropical Life Science, 9 (1), pp.9-14.
9. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết, chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.208-219, 255-265.
10. Phạm Thanh Tùng (2019), Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang cứng Vinatan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu trên thực nghiệm và lâm sàng, Luận văn Tiến sĩ, Học viện YDHCT Việt Nam.
11. Hopkins et al (2013), Hibiscus sabdariffa L. in the treatment of hypertension and hyperlipidemia: A comprehensive review of animal and human studies, Fitoterapia, pp.84–94.