Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của bài thuốc “Khớp HV”

Nghiêm Đức Xuân1,, Đoàn Quang Huy1
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Khớp HV” điều trị thoái hóa khớp gối.


Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh trước và sau điều trị, và so sánh với nhóm chứng, theo dõi, đánh giá bệnh nhân sử dụng thuốc trong 21 ngày liên tục trên 60 bệnh nhân chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: 30 bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu (NNC) và 30 bệnh nhân ở nhóm đối chứng (NĐC) tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh từ tháng 3/2019 đến hết tháng 12/2019. Các bệnh nhân ở NNC điều trị bằng bài thuốc “Khớp HV”, NĐC điều trị bệnh bằng bài thuốc “Ý dĩ nhân thang”, liệu trình là 21 ngày cho cả 2 nhóm. Số liệu được xử lý của phần mềm SPSS 20.0.


Kết quả: Hiệu quả điều trị chung đạt rất tốt 20%, tốt là 80%, tác dụng giảm đau: giảm 53,19% điểm VAS so với trước khi điều trị (D0), tăng đáng kể tầm vận động khớp gối, cải thiện điểm Lysholm: tăng 19,17% so với D0. Trong thời gian 21 ngày sử dụng bài thuốc Khớp HV theo đường uống, ghi nhận 2 trường hợp đại tiện lỏng và 3 trường hợp đau thượng vị; không thấy sự khác biệt về chỉ số huyết học và sinh hóa trước và sau điều trị.


Kết luận: Bài thuốc “Khớp HV” an toàn hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015). Thông tư Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc Y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế, số 05/2015/TT-BYT.
2. Trần Ngọc Ân (2004), Hư khớp, Bệnh học nội khoa tập II, NXB Y học Hà Nội, trang 327 – 342.
3. Đoàn Văn Đệ (2004). Cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp, Báo cáo khoa học hội thấp khớp học lần thứ 3, Hội thấp khớp học Việt Nam, 7 – 12.
4. Nguyễn Văn Học (2012), Đánh giá kết quả phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Đặng Thị Ngà (2018). Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp từ trường trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Viện Dược liệu (2003). Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1,2,3, 890-900, 1123-1157.
7. Aggaarwal Anita (2003). A.H. injections for knee osteoarthritis. Canadian family physiscian, 133-135.
8. Joern W.-P. Michael (2010). The Epidemiology, Etiology, Diagnosis, and Treatment of Osteoarthritis of the Knee, The Epidemiology, Etiology, Diagnosis, and Treatment of Osteoarthritis of the Knee, Dtsch Arztebl Int, 107(16), 294.