Nghiên cứu tác dụng chống viêm loét dạ dày và tác dụng giảm đau của bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị trên thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống viêm loét dạ dày và tác dụng giảm đau của bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị trên thực nghiệm
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao chiết từ bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng Indomethacin trên Chuột nhắt trắng chủng Swiss. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của cao chiết trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic trên chuột cống trắng chủng Wistar.
Kết quả: Nghiên cứu này đã cho thấy bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia thêm 8g lá cây Yến bạch, ở liều 150mg/kg/ngày có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trên mô hình gây loét dạ dày bằng indomethacin ở chuột cống trắng thông qua các chỉ tiêu: Làm giảm tỉ lệ chuột có loét so với lô mô hình tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng lại làm giảm rõ rệt chỉ số loét và phần trăm ức chế loét (p<0,05); Làm giảm rõ rệt tổn thương trên hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột. Bài thuốc ở cả 3 mức liều dùng (30mg/kg/ngày, 60mg/kg/ngày và 120mg/kg/ngày) có tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic, làm giảm số cơn đau quặn có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình (p<0,05 và p<0,01).
Kết luận: Bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị liều 150mg/kg/ngày cho thấy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trên mô hình gây loét dạ dày bằng indomethacin ở chuột cống trắng và ở cả 3 mức liều dùng (30mg/kg/ ngày, 60mg/kg/ngày và 120mg/kg/ngày) có tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sài hồ sơ can thang, tác dụng chống viêm loét dạ dày, giảm đau, Yến bạch
Tài liệu tham khảo
2. Kiều Lệ Na, Hiệu quả điều trị lâm sàng của Sài hồ sơ can tán đối với bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính do can vị bất hòa. Kinh tế dược học Trung Quốc, 2017. 12(3): p. pp. 84-86.
3. Owoyele, V.B., J.O. Adediji, and A.O. Soladoye, Anti-inflammatory activity of aqueous leaf extract of Chromolaena odorata. Inflammopharmacology, 2005. 13(5-6): p. 479-84.
4. Owoyele, B., et al., Analgesic, anti-inflammatory and antipyretic activities from flavonoid fractions of Chromolaena odorata. J Med Plants Res, 2007. 2.
5. Owoyele, V.B., et al., Anti-inflammatory and analgesic activities of ethanolic extract of Chromolaena odorata leaves. Natural products II, 2006: pp. 397-406.
6. Viện Dược liệu, Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược. 2006, NXB Khoa học và kỹ thuật.