Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình và giải pháp mô hình hiệu quả khám chữa bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình

Nguyễn Thị Xuyên1,
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình năm 2019.


Đánh giá hiệu quả công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình đến năm 2020.


Kết quả: Điều tra 286 trạm y tế xã ở tỉnh Thái Bình cho thấy cán bộ ở tuyến này còn hạn chế về trình độ chuyên môn và thiếu về cả số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn của đối tượng điều tra: Trung học: 54,45%; Cao đẳng 12,17%; Đại học: 27,72%; sau đại học: 5,64%. Nguồn lực y học cổ truyền phân bố không đều, ở tuyến tỉnh 28,48%, huyện 20,7% và xã: 50,81%. Lĩnh vực chuyên môn đang làm của cán bộ y học cổ truyền chủ yếu là khám chữa bệnh: 95,60%.


Toàn tỉnh thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình. Trong toàn năm 2019, đạt 97,55%. Các đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế về số lượng và phạm vi ứng dụng. Hoạt động khám chữa bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình ngày một phát triển, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh. Dù vậy, Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình vẫn chưa đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của Chính phủ đề ra về chất lượng khám chữa bệnh, cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.


Kiến nghị: Tác giả đưa ra một số giải pháp: tăng cường công tác đào tạo cán bộ, trong đó đặc biệt đào tạo cán bộ chuyên y học cổ truyền trình độ cao, chuyên sâu. Phân bố nguồn nhân lực cho phù hợp giữa tuyến tỉnh, huyện và xã. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, triển khai, nhân rộng mô hình hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế xã tỉnh Thái Bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008). Chỉ thị số 24-CT/TW về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới.
2. Bộ Y tế (2012), Tài liệu hội thảo nguồn nhân lực Y dược cổ truyền.
3. Sở Y tế thái Bình (2011). Kế hoạch hành động về phát triển Y, Dược cổ truyền của tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Quyết định số 552/QĐ- UBND, ngày 15/3/2012 ban hành Kế hoạch hành động về phát triển y, dược cổ truyền của tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
5. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 2166/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch hành động của chính phủ về phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.
6. Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình số 135/KH- UBND, ngày 03/02/2015, triển khai, thực hiện Thông báo Kết luận số 145-TB/TW ngày 20/2/2014 của Ban bí thư tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban bí thư (khóa X) về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới.
7. WHO (2002), Tradition medicine in the Westem Pacific, Manila, pp 2-3.