Nghiên cứu áp dụng phương pháp tinh chế hệ dung môi cồn muối làm giàu saponin từ ngưu tất
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Điều kiện tinh chế saponin từ ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) bằng phương pháp hệ hai pha cồn muối (NH4)2SO4 được xác định dựa vào thiết kế thí nghiệm đáp ứng bề mặt (RSM). Saponin toàn phần theo acid oleanolic định lượng bằng đo UV-Vis dựa trên phản ứng Rosenthaler. Kết quả cho thấy tại điều kiện tối ưu gồm khối lượng EtOH 34.4g, (NH4)2SO4 18g và khối lượng nước 42.5g, saponin tập trung chủ yếu tại lớp trên của hai pha với khả năng thu hồi lên tới 83.79%. Áp dụng điều kiện này, cao ngưu tất ban đầu với hàm lượng saponin 7.5% được tinh chế tăng gấp đôi 15.5% (g/g). Trong khi đó, hàm lượng saponin trong cao khi áp dụng phương pháp cổ điển hai pha không đồng tan n-buntanol/H2O chỉ khoảng 13.3%. Phương pháp này cho thấy hiệu quả cao trong việc làm giàu saponin, dễ nâng cấp quy mô, và dung môi thân thiện với môi trường.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Huy Bích (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Khoa học và công nghệ, Hà Nội.
3. Ngô Xuân Thu (2004), "Dược liệu", Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Huyền Trang (2017), Ứng dụng nhựa macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
5. Yonggjian Yi Chaoyun Wang Zhijian Tan, et al (2014), “EXtraction and purification of chlorogenic acid from ramie (Boehmeria nivea L. Gaud) leaf using an ethanol/salt aqueous two-phase system”, Separation and Purification Technology. 132, tr. 396-400.
6. Mukhopadhyay S. Khuri A. I. (2010), “Response surface methodology”, Wiley Interdisciplinary Reviews: Computational Statistics. 2(2), tr. 128-149.
7. Yun Wang Juan Han Yu Liu, etal (2013), “Selective separation of flavones and sugars from honeysuckle by alcohol/salt aqueous two-phase system and optimization of extraction process”, Separation and Purification Technology. 118, tr. 776-783.
8. Tang W (1992), Chinese Drugs of Plant Origin.