Đánh giá độc tính cấp và tác dụng chống viêm của bài thuốc viêm họng mạn tính HV trên động vật thực nghiệm

Đoàn Quang Huy1,, Đào Xuân Kỳ1, Nguyễn Thị Ngọc1, Nguyễn Hoàng Ngân2
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp trên chuột nhắt trắng chủng Swiss và tác dụng chống viêm mạn trên chuột cống trắng chủng Wistar của bài thuốc “Viêm họng mạn tính HV”.


Phương pháp: Độc tính cấp trên chuột nhắt trắng được đánh giá theo phương pháp Litchfield–Wilcoxon [2] và hướng dẫn của WHO [9]. Tác dụng chống viêm mạn của bài thuốc được đánh giá trên mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng bằng hạt amian.


Kết quả: Chuột nhắt trắng uống “Viêm họng mạn tính HV” với 5 mức liều từ 83 g/kg đến 249 g/kg thể trọng, 0,2mL/10g/lần x 3 lần/ngày nhưng không có chuột nào chết hay có bất thường trong 7 ngày sau uống thuốc. Trên chuột cống trắng uống “Viêm họng mạn tính HV” liều 11,62 g/kg/ngày và 23,24 g/kg/ngày trong 6 ngày làm giảm khối lượng u hạt (p < 0,05) so với lô chứng gây bệnh không dùng thuốc, và tương đương so với Prednisolon liều 5mg/kg/ngày.


Kết luận: Độc tính cấp chưa xác định được LD50 của bài thuốc “Viêm họng mạn tính HV” trên chuột nhắt trắng, mặc dù chuột đã uống đến liều tối đa 249 g/kg/24h. “Viêm họng mạn tính HV” liều 11,62 g/kg/ngày và 23,24 g/kg/ngày có tác dụng chống viêm trên mô hình gây u hạt mạn tính bằng amian ở chuột cống trắng, tương đương với Prednisolon liều 5mg/kg/ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018). Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ năm, tập 2, tr 1063 – 1405, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Đỗ Trung Đàm (2014). Phương pháp xác định độc tính của thuốc, tr 101-112, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Đỗ Tất Lợi (2015). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr 654, 730, 882. Nhà Xuất Bản Y học.
4. Đỗ Thị Thanh Huyền (2016), Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb) và Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.), Luận án tiến sỹ hóa học, Học viện Khoa học và Công nghệ, VAST.
5. Nguyễn Nhược Kim (2011), Lý luận Y học cổ truyển, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Cẩm nang về chữa các chứng bệnh tai mũi họng, NXB Y học.
7. H.Gerhard Vogel (2008). Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays. Springer.
8. Turner A. (1965): Screening methods in pharmacology, Academic Press, New York and London, pp 60 - 68.
9. World Health Organization (2000), Working group on the safety and efficacy of herbal medicine, p19-35, Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.