Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang Đông trùng hạ thảo Banikha lên chức năng gan, thận chuột cống thực nghiệm

Phạm Thị Vân Anh1,, Đinh Thị Thu Hằng1, Nguyễn Thị Hồng Gấm2, Nguyễn Thị Hồng3, Nguyễn Thị Thương3, Lê Minh Sắt3, Nguyễn Duy Thuần4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Lâm Nghiệp
3 Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc
4 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của viên nang Đông trùng hạ thảo Banikha theo đường uống lên chức năng gan, thận chuột cống thực nghiệm.


Phương pháp nghiên cứu: Chuột cống trắng được uống liên tục viên nang Đông trùng hạ thảo Banikha với mức liều 0,39 g/kg/ngày và 1,16 g/kg/ngày trong vòng 4 tuần. Trước lúc uống thuốc, sau 2 tuần và 4 tuần uống thuốc, chuột được đánh giá chức năng gan và chức năng thận. Giải phẫu bệnh gan, thận được đánh giá khi kết thúc nghiên cứu ở tuần thứ 4.


Kết quả bàn luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy viên nang Đông trùng hạ thảo Banikha liều 0,39 g/kg/ ngày và 1,16 g/kg/ngày dùng đường uống liên tục trong 4 tuần không ảnh hưởng đến hoạt độ AST, hoạt độ ALT, nồng độ bilirubin toàn phần, cholesterol toàn phần, albumin, creatinin trong máu và hình ảnh mô bệnh học gan, thận trên chuột cống trắng ở cả 2 mức liều.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Trung Đàm (2014). Phương pháp xác định độc tính của thuốc, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Viện dược liệu (2007), Cây thuốc và động vật làm thuốc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. World Health Organization (2000). Working group on the safety and efficacy of herbal medicine. Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.
4. World Health Organization (2019), Global report on traditional and complementary medicine.
5. Tuli HS, Sandhu SS and Sharma AK (2014). Pharmacological and therapeutic potential of Cordyceps with special reference to Cordycepin. 3 Biotech, 4(1), 1-12.
6. Zhang J, Gao X, Pan Y, et al (2016). ToXicology and immunology of Ganoderma lucidum
polysaccharides in Kunming mice and Wistar rats. Int J Biol Macromol. 85:302-10.
7. Wihastuti T. A, Sargowo D, Widodo M. A, et al (2014). Subchronic ToXicity of Ganoderma Lucidum Polysaccharide Peptide (PsP) to Liver Physiology and Histopathology Imaging of Liver on Rattus Norvegicus Strain Wistar Rats. Biomed Pharmacol J, 7(2).