Đánh giá tác dụng an thần của viên nén Ích khí an thần - HVY trên thực nghiệm

Phạm Quốc Bình1,, Nguyễn Đức Nhân1, Nguyễn Thị Lan1, Phạm Thị Vân Anh2
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng an thần của viên nén Ích khí an thần – HVY trên động vật thực nghiệm.


Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng 4 mô hình: Trục quay Rotarod (Shiotsuki H.và cộng sự); Đo hoạt động ký (Mill J. và cộng sự); Dấu cộng nâng cao (G.Oayiwola và cộng sự); Gây co giật bằng nikethamide (Wu X.Y. và cộng sự).


Kết quả: Tác dụng an thần của viên nén Ích khí an thần – HVY được khẳng định qua các bằng chứng thực nghiệm: Giảm thời gian bám trên trục quay Rotarod; giảm số lần di chuyển theo chiều dọc, chiều ngang trên mô hình hoạt động ký; tăng số lần lưu lại nhánh đóng và nhánh mở trên mô hình dấu cộng nâng cao; kéo dài thời gian khởi phát cơn co giật và thời gian chuột chết sau khi tiêm nikethamid có khác biệt so với lô chứng sinh học và thời điểm trước khi dùng thuốc thử (p<0,05).


Kết luận: Tác dụng an thần ở mức liều 1,44 viên/kg/ngày và 4,32 viên/kg/ngày tương tự Diazepam 5mg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Bích Huyền (2013), Bệnh rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến ở Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành-Trung tâm sức khoẻ cộng đồng số 6/2013, tr.37-45.
2. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
3. Lê Thị Tuyết Lan (2010), Rối loạn giấc ngủ là một trong những rối loạn tâm thần là một bệnh “Tâm thần hiện đại” chiểm tỷ lệ cao, Báo cáo hội thảo tại Huế 2010, “Vấn đề toàn cầu hoá, thành thị hoá và sức khoẻ tâm thần”.
4. Võ Văn Tới (1995), “Bệnh rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến ở Việt Nam”, Bài giảng giấc ngủ sinh lý và rối loạn giấc ngủ - Bộ môn Kỹ thuật Y sinh - Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
5. Shiotsuki H et al (2010), A rotarod test for evaluation of motor skill learning, J Neurosci Methods; vol. 189: 180 – 185
6. Robert M.J. Deacon (2013). Measuring Motor Coordination in Mice, Journal of Visualized Experiments,
75, 2609.
7. Mill J., Galsworthy M.J., Paya-Cano J.L. (2002), Home-cage activity in heterogeneous stock (HS) mice as a model of baseline activity, Genes, Brain and Behavior, 1(3), 166-173.
8. Olayiwola G, Ukponmwan O. và Olawode D. (2013), Sedative and anxiolytic effects of the extracts of the leaves of Stachytarpheta cayennensis in mice, African Journal of of Traditional, Complementary and Alternative medicines, 10(6), 568-579.
9. Wu XY1, Zhao JL, Zhang M et al. (2011), Sedative, hypnotic and anticonvulsant activities of the ethanol fraction from Rhizoma Pinelliae Praeparatum, J Ethnopharmacol, 135(2), 325-329.