Mối tương quan giữa thể bệnh y học cổ truyền với chất lượng cuộc sống và tiên lượng cuộc sống trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Nguyễn Thị Lan1,, Hoàng Thị Tuyết1
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa thể bệnh y học cổ truyền với chất lượng cuộc sống và xây dựng toán đồ tiên lượng điểm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 203 bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối đến thăm khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong thời gian từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Các bệnh nhân nghiên cứu được thu thập các thông tin hành chính, thăm khám lâm sàng, chỉ định chụp Xquang khớp gối và trả lời phiếu khảo sát SF-36. Kết quả được dánh giá dựa theo phân loại chất lượng cuộc sống: Tốt, Khá, Trung bình và Kém. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.










.






 



Kết quả: Mối liên quan thể bệnh Y học cổ truyền (YHCT) với chất lượng cuộc sống cho thấy: Phong thấp hàn tý + Can thận hư đạt Tốt cao nhất với 80,5%; tiếp đó là nhóm Phong thấp nhiệt tý + Can thận hư (66,7%) và cuối cùng là nhóm Phong hàn thấp tý (Tốt 37,8%). Trong 12 mô hình phân tích BMA đưa ra, có 5 mô hình tốt nhất, trong đó, mô hình 1 với 3 biến: Thời gian mắc bệnh trên 1 năm là 3,692×10-1; BMI > 23 là -8,495×10-1; điểm đau VAS trên 5 điểm là 2,197×10-1; mô hình này giải thích được 74,3% phương sai của tiên lượng SF-36 của bệnh nhân thoái hóa khớp gối và chỉ số BIC thấp nhất với -1,550×103


Kết luận: Chất lượng cuộc sống tốt nhất ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối thể Phong hàn thấp tý + Can thận hư, thấp nhất ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối thể Phong hàn thấp tý. Nomogram tiên lượng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thoái hóa khớp gối được xây dựng dựa trên các yếu tố: điểm đau VAS, BMI, thời gian mắc bệnh. Xác suất dự đoán chính xác miền tiên lượng đạt 90% với độ nhạy 78,8% và độ đặc hiệu là 60%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân (2004), Hư khớp, Bệnh học nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y học, 327-342.
2.Aggaarwal Anita (2003), A.H. injection for knee osteoarthritis. Canadian family physician, 133-135.
3. Gabriel SE, Crowson CS, Campion ME (1997), Direct medical costsunique to people with arthritis, J Rheumatol. 24(4), 719-25.
4. Nguyễn Thị Mộng Trang, Lê Thị Anh Thư (2004), Tình hình thoái hóa khớp tại khoa Nội cơ Xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy trong 3 năm (2/2001 – 2/2004), Báo cáo khoa học hội thấp khớp học lần thứ
3. Hội thấp khớp học Việt Nam, 13-18.
5. Đặng Hồng Hoa (1997). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh hư khớp gối. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Graeme T, Harding, Cheryl L. et al (2012). Body mass index affects knee joint mechanics during gait differently with and without moderate knee osteoarthritis. Osteoarthritis and Cartilage, 20 (11), 1234-1242.