Nghiên cứu tác dụng xua muỗi của tinh dầu hung quế Ocimum Basilicum l. Lamiaceae trên thực nghiệm

Nguyễn Thị Minh Thu1,, Nguyễn Đức Thành1, Đoàn Minh Khiết2
1 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 - 8 năm 2021, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.


Mục tiêu: Đánh giá tác dụng xua muỗi Aedes aegypti, Anopheles minimus và Culex tritaeniorhynchus của tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L. Lamiaceae) trên động vật thí nghiệm.


Phương pháp: Tiến hành theo phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với mồi là chuột lang. Mỗi thử nghiệm được tiến hành 3 lần. Chín trăm (900) muỗi mỗi loài được chia thành 9 lô, mỗi lô 100 con; trong đó có 3 lô chứng (muỗi được nhốt trong ống tunnel với màn không tẩm mẫu thử), 3 lô thử với tinh dầu húng quế nguyên chất và 3 lô thử với hỗn hợp tinh dầu húng quế - ethanol 700 (7:3). Đánh giá tỷ lệ muỗi chết và tỷ lệ muỗi bị ức chế hút máu ở các lô chứng và lô thử nghiệm sau 15 giờ tiếp xúc với màn tẩm mẫu thử.


Kết quả: Tinh dầu húng quế nguyên chất và hỗn hợp tinh dầu-ethanol 700 có tác dụng xua muỗi tốt với cả 3 loài muỗi với tác dụng xua trung bình lần lượt là: 99,99% và 99,98% muỗi Aedes aegypti, 99,33% và 99,35% muỗi Anopheles minimus, 99,96% và 99,90% muỗi Culex tritaeniorhynchus.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Minh Thu, Đoàn Minh Khiết, Nguyễn Thị Loan (2020), “Tác dụng xua muỗi của dịch chiết húng quế Ocimum basilicum L. Lamiaceae trên thực nghiệm”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
2. Kiplang’at K.P., Mwangi R.W (2013), “Repellent activities of Ocimum basilicum, Azadirachta indica and Eucalyptus citriodora extracts on rabbit skin against Aedes aegypti”, Journal of Entomology and Zoology Studies, 1 (5): 84-91.
3. Opalchenova G., Obreshkova D. (2003), “Comparative studies on the activity of basil - an essential oil from Ocimum basilicum L. - against multidrug resistant clinical isolates of the of genera Staphylococcus, Enterococcus, and Pseudomonas by using different test methods”, Journal of Microbiological methods, Volume 54, Issue 1, p. 105-110.
4. Science direct (2019), “Mosquito – an overview”, Science direct, 12 pages.
5. Science direct (2019), “Basil – an overview”, Science direct, 14 pages.
6. Sritabutra D., Soonwera M. (2013), “Repellent activity of herbal essential oils against Aedes aegypti (Linn.) and Culex quinquefasciatus (Say.)”, Asian Pacific Journal of Tropical Disease, 3(4): 271-276.
7. WHO (2013), Guidelines for testing mosquito adulticides for indoor residual spraying and treatment of mosquito nets. WHO/CDS/NTD/WHOPES/ GCDPP/2013.1.