Đánh giá ảnh hưởng của viên nang “TLHV” lên các chỉ số sinh hóa và mô bệnh học trên thực nghiệm

Lê Thi Thanh Nhạn1,, Bùi Thi Tâm1, Nguyễn Hoàng Ngân2
1 Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của viên nang “TLHV” lên các chỉ số sinh hóa và mô bệnh học trên thực nghiệm


Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm, có đối chiếu với nhóm chứng. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên chuột cống theo hướng dẫn của WHO đối với thuốc y học cổ truyền [1]. Chuột cống trắng 30 con, chia làm 3 lô, chuột được uống nước cất, viên nang “TLHV” liều 0,56g/kg/ngày và 1,68g/kg/ngày ngày 1 lần, liên tục trong 30 ngày. Sau đó được được theo dõi và kiểm tra các chỉ số sinh hóa máu vào trước lúc uống thuốc, sau 30 ngày uống thuốc. Sau 30 ngày uống thuốc chuột được mổ để quan sát đại thể toàn bộ các cơ quan. Kiểm tra ngẫu nhiên cấu trúc vi thể gan, lách, thận của ít nhất 30% số chuột ở mỗi lô.


Kết quả: Trên các lô chuột uống Viên nang “TLHV” ở các mức liều 0,56g/kg/ngày và 1,68g/kg/ngày liên tục trong 30 ngày cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở các chỉ số sinh hóa máu bao gồm AST, ALT, cholesterol toàn phần, creatinin và albumin huyết tương. Hình ảnh mô bệnh học của gan, lách, thận bình thường.


Kết luận: Viên nang “TLHV”an toàn với các mức liều dùng và thời gian sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm trên thực nghiệm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2000), Working group on the safety and efficacy of herbal medicine, Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization, .
2. Dương Trọng Nghĩa và Nguyễn Thị Thu Hà (2016), “Tác dụng cải thiện rối loạn tiểu tiện và chất lượng cuộc sống của bài tế sinh thậnkhí hoàn trên bệnh nhân tăng sản làng tính tuyến tiền liệt thể thận dương hư”, Tạp chí Y học, tr. 172 -180.
3. Nguyễn Tiến Thành (2017), Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật Laser phóng bên, Luận văn nghiên cứu sinh, Luận án nghiên cứu sinh, Đại học Y hà Nội.
4. L. Minutoli. et.al. (2013), “Serenoa Repens, lycopene and selenium: a triple therapeutic approach to manage benign prostatic hyperplasia”, Curr Med Chem. 20(10), tr. 1306-12.
5. Trần Quốc Bảo (2012), Bệnh học Y học cổ truyền dùng cho sau đại học. NXB QĐND.