Thực trạng biểu hiện trầm cảm ở cộng đồng tại 3 huyện thuộc tỉnh Hưng Yên năm 2019

Đoàn Quang Huy1,, Lưu Minh Châu1, Đinh Văn Tài1
1 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng biểu hiện trầm cảm ở cộng đồng tại 3 huyện thuộc tỉnh Hưng Yên năm 2019.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu điều tra cắt ngang tiến hành tại 3 huyện của tỉnh Hưng Yên. Khảo sát sử dụng bộ công cụ PHQ-9. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 3/2019 đến 12/2019.


Kết quả: Điều tra 1705 người tại 3 huyện: tỷ lệ chung có biểu hiện nguy cơ trầm cảm là 2,9%: biểu hiện nguy cơ trầm cảm nhẹ (2,5%); biểu hiện nguy cơ trầm cảm trung bình (0,3%); biểu hiện nguy cơ trầm cảm nặng (0,2%). Tỷ lệ ở nữ cao hơn ở nam. Với mỗi huyện, tỷ lệ có biểu hiện nguy cơ trầm cảm nhẹ, trung bình, nặng tương ứng là: Ân Thi (2,7%; 0,4%, 0%); Khoái Châu (1,2%; 0%; 0,2%); Tiên Lữ (3,5%; 0,5%; 0,3%). Sự khác biệt giữa các huyện chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


Kết luận: Tỷ lệ có biểu hiện nguy cơ trầm cảm ở cộng đồng 3 huyện là khá thấp, chủ yếu là biểu hiện nguy cơ trầm cảm nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WorldHealthOrganization(2017).Depressionandothercommonmentaldisorders:globalhealthestimates.
2. World Health Organiztion (2020). Depression. Resource: https://www.who.int/health-topics/ depression#tab=tab_1. Date accessed: 01/3/2020.
3. WorldHealthOrganizationRegionalOfficeforSouth-EastAsia(2012).MentalHealthandSubstanceAbuse.
4. Trần Văn Cường (2002). Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay. Báo cáo đề tài cấp Bộ.
5. UBND tỉnh Hưng Yên (2017), Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên. Nguồn: http://hungyen.gov.vn/ portal/Pages/2017-3-17/So-lieu-thong-ke-linh-vuc-Y-te-Van-hoa-va-The-thao6vsn3d.aspx, Ngày truy cập: 20/02/2020.
6. Lưu Ngọc Hoạt (2017). Thống kê sinh học và nghiên cứu khoa học Y học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Kim Bảo Giang và cs (2013). Biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan tại 6 xã/phường thuộc Hà Nội-Thừa Thiên Huế- Cần Thơ năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, số 9/2013, tr.41-44.
8. Kim Bảo Giang và cs (2011). Đánh giá giá trị của bộ câu hỏi PHQ-9 và PHQ-9 sửa đổi trong chẩn đoán phát hiện trầm cảm tại cộng đồng và cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. Báo cáo nghiên cứu.
9. Trần Thị Hà An (2018). Đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân Đái tháo đường týp 2. Luận án tiến sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Tổ chức Y tế Thế giới (1992). Rối loạn khí sắc (cảm xúc). Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Geneve, pp.32-42.