Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của Cao lỏng giải độc gan trên chuột nhắt trắng

Đào Ngọc An1,, Trương Thị Thu Hương1, Hoàng Công Huy1, Phạm Thị Vân Anh2, Nguyễn Thị Minh Thu3
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên
2 Đại học Y Hà Nội
3 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của Cao lỏng giải độc gan với liều đường uống 8 ngày liên tục trên chuột nhắt trắng gây ngộ độc cấp bằng paracetamol.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cho chuột nhắt trắng uống Cao lỏng giải độc gan, liều 8,1g và 24,3g dược liệu/kg/ngày x 8 ngày liên tiếp. Gây ngộ độc gan bằng cách cho chuột uống paracetamol 400mg/kg. Tiến hành song song với 3 nhóm chứng (nhóm không gây ngộ độc gan, nhóm gây ngộ độc gan nhưng không dùng thuốc và nhóm gây ngộ độc gan được uống silymarrin 140mg/kg). Sau 48 giờ, lấy máu động mạch cảnh chuột để định lượng AST, ALT, GGT, albumin và bilirubin toàn phần. Mổ chuột, lấy gan để xác định trọng lượng, quan sát đại thể, làm tiêu bản vi thể 30% số gan chuột ở mỗi lô để đánh giá tổn thương. Nghiên cứu tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023 tại Trường Đại học Y Hà Nội.


Kết quả: Cao lỏng giải độc gan có tác dụng làm giảm hoạt độ AST, ALT, GGT, tăng nồng độ albumin, giảm nồng độ bilirubin và giảm tổn thương tế bào gan chuột; xu hướng bảo vệ gan tốt hơn silymarin liều 140mg/kg.


Kết luận: Với liều đường uống 8,1g và 24,3g dược liệu/kg/ngày × 8 ngày liên tiếp, cao lỏng giải độc gan ở có tác dụng tốt bảo vệ tế bào gan chuột nhắt trắng gây ngộ độc bằng paracetamol.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Bằng Đình, Đặng Kim Thanh. Viêm gan virus và những hậu quả. Nhà xuất bản Y học, 2005, tr. 382 - 400.
2. Trương Thị Thu Hiền, Hoàng Anh Tuấn, Ngô Thị Tuyết Mai, Hoàng Đắc Thăng, Hà Văn Quang. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của câu cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol ở chuột nhắt trắng. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 2018, số 6, tr.14-21.
3. Phí Thị Cẩm Miện, Trần Văn Thái, Đồng Huy Giới, Bùi Thị Thu Hương, Đỗ Thị Thảo. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết chùm ngây (Moringa oleifera) trên chuột gây tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2017, tập 15, số 2, tr. 225-233.
4. Nguyễn Thị Tố Nga, Đỗ Thị Tuyên, Đoàn Văn Việt, Nguyễn Thị Ngọc Dao. Tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hoá của hoạt chất silymarin được tách chiết từ cây cúc gai Silybum marianum (L.) Gaertn. Tạp chí sinh học, 2006, 28(3), tr. 88-92.
5. Viện Dược liệu. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006, Hà Nội.
6. Mohamad, N. E., Yeap, S. K., Beh, B. K., et al. Coconut water vinegar ameliorates recovery of acetaminophen induced liver damage in mice. BMC complementary and alternative medicine, 2018, 18(1), pp.195, https://doi.org/10.1186/s12906-018-2199-4.
7. Muhammad - Azam, F. Nur-Fazila, S. H. Ain-Fatin et al. Histopathological changes of acetaminophen-induced liver injury and subsequent liver regeneration in BALB/C and ICR mice. Veterinary world, 2019, 12(11), pp.1682-1688.