Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm, giảm ho, long đờm của cao cát sâm

Vũ Đức Lợi1,, Nguyễn Thúc Thu Hương2, Nguyễn Thị Mai2, Phạm Thị Minh Hải3
1 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Khoa Dược, Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống viên, giảm ho, long đờm của cao cát sâm trên chuột cống trắng, chuột nhắt trắng.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm tác dụng chống viêm của cao cát sâm trên chuột cống trắng theo phương pháp gây phù chân chuột bằng carageenin của Winter C.A. Đánh giá tác dụng giảm ho bằng phương pháp N.A.Roe trên chuột nhắt trắng. Đánh giá tác dụng long đờm trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp của Yu P.


Kết quả: Cao chiết của cát sâm liều 11,2g và 5,6g cao chiết/kg thể trọng chuột có tác dụng giảm phù viêm chân chuột có ý nghĩa thống kê (p < 0,01 và <0,05). Cao cát sâm cả 2 liều làm kéo dài thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho trên chuột nhắt trắng gây ra bởi amoniac, làm giảm số cơn ho ở thời điểm 10 phút, mức giảm tương ứng 9,83 và 15,16%. Cao cát sâm có xu hướng làm thay đổi mật độ quang ở bước sóng 265nm và làm tăng nhẹ mức độ hấp thụ quang chứng tỏ có tác dụng long đờm tuy nhiên tác dụng còn yếu.


Kết luận: Cao chiết của cát sâm liều 11,2g và 5,6g cao chiết/kg thể trọng chuột có tác dụng giảm phù viêm chân chuột, có tác dụng kéo dài thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho trên chuột nhắt trắng gây ra bởi amoniac, có khả năng ức chế trực tiếp các cơn ho tại 10 thời điểm nghiên cứu gần tương đương với codein liều 20mg/kg/ngày và có tác dụng long đờm tuy nhiên tác dụng còn yếu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jena, R., et al. A review on genus Millettia: Traditional uses, phytochemicals and pharmacological activities. Saudi Pharm J, 2020, 28(12), pp. 1686-1703.
2. Zhang, S., et al. Interactions between thrombin and natural products of Millettia speciosa Champ. using capillary zone electrophoresis, 2008, 29(16), pp. 3391-3397.
3. Uchiyama, T., M. Furukawa, and S.J.H. Isobe. New oleanane-type triterpene saponins from Millettia speciosa. 2003, 60(3), pp. 655-661.
4. Ahmad, A., et al. Therapeutic potential of flavonoids and their mechanism of action against microbial and viral infections—A review. 2015, 77, pp. 221-235.
5. Sasaki, T., et al. Antioxidant lignoids from leaves of Ribes nigrum. 2013, 95, pp. 333-340.
6. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học, 2018.
7. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2007.
8. Winter, C.A., E.A. Risley, and G.W. Nuss. Carrageenin-Induced Edema in Hind Paw of the Rat as an Assay for Antiinflammatory Drugs. Proceedings of the Society for Experimental Biology and Medicine, 1962, 111(3), pp. 544-547.
9. Tạ Thanh Hà. Nghiên cứu thuốc xịt họng HL. 2011, Trường Đại học Y Hà Nội.