Tác dụng chống viêm, giảm đau của Hoàng bá nam trên thực nghiệm

Lê Thị Liên1,, Nguyễn Tiến Chung1
1 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau của Hoàng bá nam trên động vật thực nghiệm.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng mô hình viêm khớp gây bởi chất Freund trên chuột cống trắng, mô hình giảm đau hot plate và mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic.


Kết quả: Hoàng bá nam liều 1,68 g/kg/24h và 3,36 g/kg/24h có tác dụng chống viêm khớp: làm giảm đường kính khớp cổ chân chuột và cải thiện hình ảnh giải phẫu bệnh khớp cổ chân chuột gây viêm. Hoàng bá nam liều 2,88 g/kg/24h và 8,64 g/kg/24h có tác dụng giảm đau trên mô hình mâm nóng: làm tăng tương ứng 21,4% và 34,3% thời gian xuất hiện đáp ứng với đau do nhiệt của chuột (p<0,05 và p<0,01); có tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic: làm tăng thời gian xuất hiện đau quặn, giảm số lượng cơn đau quặn so với lô chứng.


Kết luận: Hoàng bá nam có tác dụng giảm đau, chống viêm trên thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Chính. Sinh lý bệnh quá trình viêm. Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2018, tr.129-142.
2. Anthony S. Fauci. Rheumatoid Arthritis. Harrison’s Rheumatology 4th Edition, Mc Graw Hill Medical, 2016, tr. 82-99.
3. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2015, tr.726-728.
4. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ năm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2018, tr. 1285-1286.
5. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp dược lý nghiên cứu tác dụng giảm đau. Thuốc giảm đau chống viêm và các phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2017, tr. 357 - 425, 427-533.
6. Bộ môn Sinh lý bệnh miễn dịch. Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2012, tr. 25-30.