Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nang cứng dạ dày Tuệ Tĩnh trên mô hình thực nghiệm

Phạm Thanh Tùng1,, Nguyễn Thị Vân Anh1, Tô Lê Hồng1, Phạm Quốc Sự1
1 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp của viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh trên động vật thực nghiệm. Đánh giá độc tính bán trường diễn của viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh trên động vật thực nghiệm.


Đối tượng và phương pháp: Đánh giá độc tính cấp của viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh trên chuột nhắt trắng theo đường uống bằng phương pháp Litchfield - Wilcoxon. Đánh giá độc tính bán trường diễn của viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh trên chuột cống trắng bằng đường uống theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.


Kết quả: Độc tính cấp: Chưa xác định được LD50 của viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh trên chuột nhắt trắng theo đường uống.  Chuột được uống liều cao nhất có thể là 19.375 mg dược liệu/kg/ ngày (liều gấp 43,4 lần liều dùng dự kiến trên người) không thấy có biểu hiện ngộ độc và không có chuột nào chết. Độc tính bán trường diễn: Trên các lô chuột uống viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh liều 260,4mg/kg /ngày và  lô uống 781,2mg /kg/ngày liên tục trong 4 tuần, kết quả cho thấy: chuột khỏe mạnh, tăng trọng tốt, đều; không làm thay đổi các chỉ số huyết học; không làm thay đổi các chỉ tiêu sinh hóa máu đánh giá chức năng gan, thận; Không gây tổn thương mô bệnh học gan, thận. Như vậy viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh an toàn ở các mức liều và thời gian đã dùng.


Kết luận: Viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh không gây độc tính cấp và bán trường diễn trên động vật thử nghiệm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Châu Ngọc Hoa. Điều trị học nội khoa. Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản y học, (2012), tr.209-232
2. Bộ Y tế. Quyết định số 01/2007/ QĐ-BYT về việc ban hành Quy định về thuốc thử trên lâm sàng. (2007).
3. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp Litchfield – Wilcoxon. Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc,Nxb Y học, (1996), tr.101-112
4. Hải Thượng Lãn Ông. Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, quyển 1,2. Nhà xuất bản Y học, (1997).
5. OECD. Drug safety evaluation I: Acute and subchronic toxicity assessment. USA Academy Press, (2012).
6. World Health Organization. Working group on the safty and efficacy of herbal medicine. Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization, (2013).