Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ

Nguyễn Hương Giang1,, Nguyễn Trọng Hưng2, Nguyễn Thị Hương Lan3, Lê Thu Trang1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh1
1 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
2 Viện Dinh Dưỡng Quốc gia
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của phụ nữ có thai mắc đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 185 thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2023.


Kết quả: Tuổi trung bình mắc ĐTĐTK là 32,6 ± 5,1 tuổi, nhóm 30-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,4%. Trung bình tuổi thai lúc chẩn đoán là 26,4 ± 4,8 tuần. Một số yếu tố nguy cơ: tiền sử sảy thai 43,9%, BMI thừa cân béo phì trước thai 34,1%, tiền sử ĐTĐTK 10,8%. Tỷ lệ bệnh nhân tăng Triglycerid, tăng Cholesterol, tăng LDL-C, lần lượt là 85,9%, 76,2 % và 64,9%. Một số yếu tố như tuổi của thai phụ, BMI trước thai, tập thể dục trước thai và tần suất sử dụng mỡ động vật là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng rối loạn lipid máu với p<0,05.


Kết luận: Tình trạng rối loạn lipid máu ở phụ nữ có thai mắc ĐTĐTK là tương đối cao, cần theo dõi chỉ số lipid máu và có biện pháp kiểm soát rối loạn lipid máu nhằm ngăn ngừa các biến chứng toàn thân đối với bệnh nhân trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ, ban hành kèm theo Quyết định số 6173/QĐ-BYT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 2018.
2. Nguyễn Thị Trang, Vũ Thị Hiền Trinh, Phan Hướng Dương, Nguyễn Trọng Hưng. Tình trạng dinh dưỡng của thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2020-2021. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2022, 18(1), tr.10-19.
3. National Cholesterol Education Program. ATP III Guidelines At-A-Glance Quick Desk Reference. Source: https://www.nhlbi.nih.gov/files/docs/guidelines/atglance.pdf, 2001.
4. World Health Organization. Haemoglobin concentrration for the diagnosis of anaemia and assessment of severity. Source: https://who/nmh/nhd/mnm/11.pdf, 2011.
5. Lê Thị Thanh Tâm. Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ từ năm 2013-2015, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2017.
6. Chu Thị Trang, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Thị Hương Lan, Phan Hướng Dương. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Nội Tiêt Trung ương năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam, 2019, tập 475, tháng 2, Số 1&2, tr.53-56.
7. Nguyễn Mạnh Thắng. Lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ đủ tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 502(2), tr.183-186.
8. Torloni MR, Betrán AP, Horta BL, et al. Prepregnancy BMI and the risk of estational diabetes: a systematic review of the literature with meta analysis. Obes Rev, 2009, 10(2), pp.194-203.
9. Lê Thị Huyền, Bùi Thị Hoàng Lan. Tỷ lệ thiếu máu và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tới khám tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 527(2), tr.118-123.
10. Knopp, R.H., Magee, M. S., Bonet, B., and Gomez-Coronado, D. Lipid metabolism in pregnancy, in Principles of Perinatal-Neonatal Metabolism. Springer-Verlag, New York, 1991, pp.177.
11. Hội tim mạch học Việt Nam. Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu (2015)
12. Vũ Thị Hiền Trinh, Nguyễn Thị Phi Nga. Đánh giá rối loạn glucose máu sau sinh và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường thai kỳ. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2022, 17(5), tr.87-94.